Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Cảm nhận-MẸ TÔI-Nguyễn Trọng Tạo

Bên chị Chúc có bài thơ Mẹ tôi của Nguyễn Trọng Tạo.
Lão này "Chất nghệ" đầy người, thơ hay thật..!
Đúng là người nào văn ấy.
Ngắm Trọng Tạo, nhất là khi hắn cười... thể nào bạn cũng có một cảm giác là lạ.., nó vừa thân mật, gần gũi đúng là phong cách của một nghệ sỹ lớn nhưng nó lại thoang thoảng vẻ chua chua, chát chát... rất khó tả... Tôi đồ rằng lão đã, đang và sẽ còn phải xơi cái món chua chua, chát chát ấy dài dài.
Hôm nay đọc bài thơ của lão, cái hình ảnh người đàn ông tóc dài, ngồi xếp bằng tròn, mặt đỏ gay, ít nói, ít cười.., nhưng hễ nói là cười, hễ cười là người ta lại có những cái cảm như đã mô tả.
Bài thơ này cũng vậy, hay.., thật hay nhưng vẫn đượm tính cách Trọng Tạo đến khó chịu.
=-=-=-=
Nguyễn Trọng Tạo
MẸ TÔI
Mẹ tôi dòng dõi nhà quê
Trầu cau từ thuở chưa về làm dâu
Áo sồi nâu mấn bùn nâu
Trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên .
Cha tôi chẳng đỗ trạng nguyên
Ông đồ hay chữ thường quên việc nhà
Mẹ tôi chẳng tiếng kêu la
Hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu .
Chồng
con duyên phận phải chiều
Ca dao ru lúa câu Kiều ru con
Gái trai bảy đứa vuông tròn
Chiến tranh mình mẹ ngóng con thờ chồng .
Bây giờ phố chật người đông
Đứa nam đứa bắc nâu sồng mẹ thăm
Tuổi già đi lại khó khăn
Thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên .
Mẹ tôi tóc bạc răng đen
Nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.
Năm 2007 NTT
=-=-=-=
Thấy Trọng Tạo phải vào xem cho phải đạo.
Cái người viết được:
"Quá nửa đời xuôi ngược
Con lại về úp mặt vào sông quê'
Thì chẳng phải vừa.
Đắt nhất cà câu:
"Ca dao ru lúa câu Kiều ru con"
Đã định góp ý đổi chữ ru thứ nhất thành chữ "chăm" cho gần với người đọc nhưng như thế thì mất bố nó già nửa giá trị câu thơ còn gì.
Những câu ca dao chứa đựng kinh nghiệm trồng lúa cứ được mẹ thuộc lòng, mẹ lầm nhẩm nhắc lại khi gieo mạ, làm cỏ, bón phân.., mẹ dùng kinh nghiệm ấy, những câu ca dao ấy để ru cây lúa ngủ ngoan, hay ăn, chóng lớn.. cũng như con ngủ ngoan, hay ăn, máu trưởng thành vậy..
Người nông dân thường được nghĩ đến với những thứ thô kệch.., thô từ đường ăn lối ở đến cách nói, cách làm nhưng Trọng Tạo phát hiện ra Mẹ "ru lúa bằng ca dao" thì quả lài tài tình... ngoa mà không cãi vào đâu được... Hay!
Tuy nhiên, dù là "Trọng" Tạo hay "Khinh" Tạo vẫn có chỗ .., hơi khó chịu một tý.
1-Dù là để làm nổi bật cái chất nghệ sỹ, cái trình độ văn hóa đến siêu phàm "Ru lúa" nhưng mở đầu bằng:
"Mẹ tôi dòng dõi nhà quê"
Nghe rất khó chịu.
Hai tiếng "Nhà quê" tôi thường nghe với cảm giác "khinh thường" kẻ "khinh người". hai câu ấy thường chui ra từ mồm mấy bà buôn bán vặt, cũng mới chân lấm tay bùn đi ra (Có khi sợ chết đói mà bỏ quê tới chốn thị thành), chữ nghĩa chả biết, cũng chả biết gì về cái thị thành nơi mình đang sống ngoài con hẻm tối tăm và góc chợ tanh hôi.. nhưng để thể hiện cái "Hơn người" thì chẳng còn gì hơn là gọi những người ở cái nơi mình vừa chui ra ấy là "Nhà quê!".
Thế mà Trọng Tạo lại dùng hai từ ấy để nói về mẹ.., mà lại "Dòng dõi nhà quê" nữa chứ..!
Chỉ có dòng dõi khoa bảng, dòng dõi quan chức, nghề hay trộm cướp đĩ điếm chứ làm quái gì có "Dòng dõi nhà quê"..! Ngoa đến thế là cùng.., thảo nào, viết được "Úp mặt vào sông quê'! Chả biết từng úp mặt vào những... đâu chán rồi mới về...!
2-"Áo sồi nâu mấn bùn nâu
Trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên ."
Chữ "mấn" chắc từ địa phương...? Nếu dùng "lấm" có lẽ không phạm luật mà phổ thông hơn.
Tuy nhiên, câu này hay vì hai chữ "nâu" và làm nền cho câu sau càng hay hơn.
Tôi hiểu "trắng trong" với hai nghĩa
-Các thôn nữ vì phải làm việc ngoài đồng, dù nghèo đến mấy thì khi còn ở tuổi cập kê cũng được quan tâm hơn, đặc biệt là những cái mặc ở ... "Bên trong". Nên cái yếm của mẹ ngày ấy trắng thật, sạch thật, đẹp thật..
Từ ngày xưa, khi người con gái làm lụng ngoài đồng thì từ cái khăn mỏ quạ che nắng, cái áo gụ, cái quần thâm, đôi sà cạp.. đều là những thứ "Bảo hộ lao động", cái "bên trong" mới thể hiện đúng chất, cái sạch, đẹp, tương phản với bùn nâu, áo nâu.
-Khi thấy "Bắc cầu nên duyên" thì người ta còn hiểu "trằng trong" với một nghĩa nữa, nghĩa tâm hồn.
-Cũng phần nào.., có thể lắm.., ngày ấy.. bố mình bị hút hồn bới cái dải yếm trắng trong ấy mà nên duyên..., thế thì chữ "Bắc cầu" chả đúng lắm sao..!

Tôi đã "nhậu" với T Tạo vài bữa, khoái người nghệ sỹ này ở nhiều điểm nhưng khoái nhất khi thấy anh gọi một Fan nữ là ... "Văn doanh" với hàm ý chê bai những kẻ háo danh, mượn văn thơ nghệ thuật để kiếm sống bừa bãi.
Uống nhiệt tình lắm, chả biết dạo này lão ấy có khỏe..???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét