Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

LẠ THẬT...! LẠ THẬT ĐẤY...!



Vừa ngó qua chương trình ĐÊM CỦA SAO-ĐAN TRƯƠNG.
Những nhạc phẩm trước kia từng nghe Chế Linh, Trường Vũ thể hiện... Thế là bức tranh ca nhạc đã "Đa màu" hơn nhưng
LẠ NHỈ...!
Đan Trường đang cất tiếng hát nỉ non,những ca từ như cứa vào hồn người, khiến những con tim yếu đuối phải ứa máu, những đôi mắt đa sầu phải nhỏ lệ thì dưới khán phòng.., không, có lẽ phải gọi là "Khán trường", chỉ đôi người lặng nghe đầy suy tư còn lại đa phần các bạn trẻ đầu trít khăn đỏ chữ vàng, tay cầm bóng bay, đèn nháy hoặc không thì đưa những cánh tay trần lên đung đưa..., những nụ cười toe toét..., thi thoảng vài người rú lên rùng rợn.., những động tác, những biểu cảm chỉ phù hợp với với những bản nhạc sống động như kiểu nhạc... sàn.

Thấy lạ thì để ý, hình như có nhóm "Hoạt náo" ..., hình như họ là một phần của đêm diễn..., hình như họ cười, hú, đung đưa, lắc lư theo kiểu .."Làm khoán" hay sao í...!
Hình như mỗi đêm nhạc kiểu này vẫn có "Đạo diễn" ..., chả hiều họ có lưu tâm đến điều này...!

Xem diễn và xem thưởng thức lại liên tưởng đến những "Hội nghị" những bài diễn thuyết chính trị, người nói cứ nói, người nghe cứ..."Không muốn nghe", không muốn nghe nhưng hễ ngưng câu là vỗ tay bôm bốp ... LẠ THẬT ĐẤY...!

Nhân đây cũng thổ lộ vài cái "Không thật êm" của ca sỹ nước ta.
Nhiều ca sỹ danh nổi như cồn, tài nghệ siêu phàm lắm..., ấy thế nhưng trong khi thể hiện những ca từ sâu lắng, êm ái hay quặn đau lại ... nhoẻn miệng cười duyên.. LẠ NHỈ...!
Chuyện người ca sỹ đặc giọng dân ca, ai cũng mên mộ nhưng lại đi hát bài tráng ca   như "Việt Nam đường chúng ta đi" trong một đại lễ hội.
Chuyện đôi khi nốt nhạc có trường độ để kéo hồn người về nơi xa tít tắp, nhưng khi hồn người nghe đã tiệm cận với đường chân trời mà ca sỹ khoe giọng vẫn u...u, ơ... ơ.... mãi, khiến người ta hụt hơi khó chịu...
Chuyện một số nhạc phẩm yêu cầu phải thể hiện bằng chất giọng vùng miền (Miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc...) vừa phải (Hơi hơi một tý) thì hay, nhưng khi ca sỹ cứ cố 'Giặn" ra để khoe khả năng Trung ngữ, Nam Bộ ngữ thì thật buồn cười.
Cái thể hiện và cái thưởng thức của ta.... LẠ THẬT ĐẤY....!!!

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Sự tích câu: "ĐỒ BA PHẢI"!

Riêng tặng Xuân Kỳ và Miền Sơn Cước)
Thường nghe câu này mỗi khi bề dưới đàm luận về bề trên, ví như trẻ con nhận xét người lớn, cấp dưới nhận xét cấp trên..., ngược lại, khi bề trên nhận xét bề dưới thì cụm từ nài được thay bằng “Không có chính kiến!”.
Từ lâu, “Ba phải” là cách để người lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm, để mua lòng cấp dưới, đồng thời nó cũng thể hiện sự kém cỏi, thậm chí đần độn của người đứng đầu.
Ai cũng dùng..., ai cũng hiểu .., nhưng “Sự tích đồ ba phải” hóa ra không phải ai cũng biết.
Các câu ngạn ngữ đều có từ rất lâu đời, thế nên còn được gọi là ..., “Các cụ dạy...!”. Các cụ là ai..? Là tiền nhân của chúng ta, chỉ những câu chính xác mới được truyền tụng, duy trì và bổ sung đời này qua đời khác.
Bởi tính đúng, câu ngắn mà ý nghĩa rộng nên thường nghe: “Các cụ dạy, cấm có sai..!”
Mỗi câu ngạn ngữ đều có một nghĩa đen, một hay nhiều nghĩa bóng và quan trọng, thông điệp của các cụ gửi ở những nghĩa bóng ấy.
Ngày nay, đã có đôi câu không còn đúng và nhiều câu ngạn ngữ chỉ còn đúng về nghĩa bóng ví như.
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
Trâu bây giờ nuôi chỉ để lấy thịt, những thứ là “Phương tiện kiếm sống” được hiểu là con trâu (Nghĩa bóng)
Tất nhiên, đa phần vẫn còn nguyên giá trị, ví như:
“Buôn tàu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện”
Tuy cách “Buôn tàu bán bè” và cách “Ăn dè hà tiện” có khác như mua quan bán chức và cách ăn tiêu phù hợp, nếu mưu cầu làm quan thật cao, thế rồi vợ con hư hỏng, làm đồi bại cả cái xã hội mà mình quản lý, gây oán giận hờn căm thì không phải là phúc mà là mạt vận và như vậy đã “buôn tàu bán bè” (Mua chức) nhưng không biết “Ăn dè hà tiện”
Nhiều câu lắm, nhưng không phải mục đích bài này.
Câu “Đồ ba phải” hẳn có từ rất lâu rồi, khi ấy dân cư Việt còn thưa thớt..., làng nọ tới làng kia phải qua những cánh đồng, sông, ngòi..., nhiều làng mới thành xã, thành tổng.
Thường thì mỗi Tổng có một cái chợ, chợ không họp hàng ngày mà luân phiên với chợ ở các tổng khác..., ở quê tôi (Tổng Canh) có chợ Canh, chợ phiên những ngày có cuối là 3 và 8 (Âm lịch), những ngày khác là chợ Nhổn, chợ Bưởi, chợ Vạng...
Nhu cầu đi chợ trước hết là để trao đổi hàng hóa, mọi thứ nông sản, vật dụng từ các thợ thủ công..., các sản phẩm văn hóa (Tranh, chữ)..., đều được trao đổi ở chợ
Đi chợ còn là dịp để hưởng thụ, ăn quà..., ông Xếp cũ của tôi kể: Từ nhà đến chợ phải 3Km thế mà bọn tao làm những cái vòng, thằng nào khéo tay thì làn cái to bằng cật tre, thằng nào không làm được thì lấy vánh nón, cạp rổ, dần, sàng, mẹt cũ.., thằng nào khá thì có đoạn dây thép uốn cong rồi móc vào mà dắt cái vòng đi.., oai lắm, được coi như “Cơ giới”..., nhưng, một đoạn dây thép là rất hiếm, đa số người ta phơi quần áo bằng những sợi dây thừng làm từ đay hay lạt tre..., cũng có thể phơi ngoài bờ rào, bộ giong gầu gác vào bất cứ đâu, cây sào... Đa phần thì dùng một khúc tre, chúng tao hăng hái đánh “Xe” chạy lên chợ, đến nơi tản ra, đứa nào tìm U đứa ấy, thể nào cũng được dăm cái kẹo bột, cái bánh rán hay bánh đúc riêu cua...
Chợ còn là nơi để gặp gỡ, cánh đàn ông uống rượu bàn chuyện đồng áng, hội hè.., bọn đàn bà gặp nhau khoe hay kể tội mẹ chồng, chồng, con .., đặc biệt, chợ là nơi để bọn con gái khoe sắc cho bọn con trai lả lơi ve vãn...
Tóm lại, chợ là nơi duy nhất để trao đổi hàng hóa và giao lưu tinh thần.., thế nên người ta háo hức đi chợ lắm.
Nhà kia có ba cô con gái, lớn nhất đã đến tuổi lấy chồng, bé nhất cũng đã dậy thì. Một hôm, họ xin được bố mẹ cho đi chợ, thức dậy từ canh 4 họ thận trọng chải đầu, bận quần áo mới rồi đốt đuốc lên đường.
Tang tảng sáng (Cỡ 5 rưới 6 giờ gì đó) họ phải qua một cái cầu tre bắc qua con kênh.
Tên đánh dậm (dủi) đi mò từ 9-10 giờ tối, tang tảng sáng cũng là lúc hắn rửa ráy chân tay, thay quần áo để kịp đến chợ.., với tên đánh dậm, nơi tốt nhất để thực hiện những việc đó là dưới những cây cầu.., gọi là cách nhỡ thế thôi chứ cái cầu ghép bằng tre và những mẩu ván thôi (Ván lấy từ quan tài sau bốc mả) hở thông thống..., thường những lúc ấy người ta tránh mặt nhau chứ cố tình thì chả giấu được ai.
Ba cô lần lượt qua cầu, chị cả, chị hai, em út, tên đánh dậm vừa cởi được cái khố, chửa kịp xỏ chân vào cái quần lá tọa, hắn giật mình ngẩn lên, lần lượt chạm mặt ba cô.
Qua cầu được một đoạn, thấy cô cả cứ tủm tim cười, cô hai, cô út không nhịn được thế là ba chị em ôm nhau cười như ma chơi..., chợt nhớ ra vai trò của mình, cô cả nín thinh rồi quát.
-Chúng mày cười cái gì...?
Sợ uy của chị nhưng hai cô vẫn không nhịn được, vừa cười vừa gặng lại.
-Thế chị cười cái gì...? Chị cũng thấy nó chứ..?
Ba cô lại ôm nhau, cố không cho tiếng cười quá to.
-Hì...! Tao..., thấy... hì hì...! Cứ tưởng nó ghê gớm lắm..., hóa ra..., hóa ra..., cũng là..., cũng là.., là..., là cục thịt chứ đếch gì...!
Cô hai tròn mắt ngạc nhiên
-Chị nói thế nào...! Nó là đoạn... gân chứ...!
Kẻ bảo thịt, người bảo gân, không ai chịu ai, cô hai bỗng hỏi cô út.
-Mày cũng thấy nó chứ gì...? Gân đúng không...?
-Hai chị mắt mũi thế nào...! Khúc xương lại bảo gân mới chả thịt.
Thế là ba cô cãi nhau, ai cũng khẳng định mình đúng, hai người kia sai..., mâu thuẫn ngày càng gay gắt, họ quyết định không đến chợ nữa mà đến thẳng cửa quan.
Mới sớm tinh mơ mà đã có kiện, quan mừng lắm, sau khi cô cả nộp lệ phí họ vẫn không thôi chí chóe, quan đập mạnh cái thước xuống bàn lấy uy.
-Những kẻ kia...! Làm loạn công đường à...! Có việc gì mau bẩm...!
Ba cô quỳ trước sân công đường, cô cả đại diện trình bày rằng chúng con được đi chợ thế nào, gặp thằng đánh dậm dưới cầu ra sao và đang cãi nhau xem nó bằng gì, thịt, gân hay xương...
-Thế đứa nào là nhớn...? Quan hỏi trước...!
-Bẩm quan! Là con ạ...!
Cô cả tiến thêm một bước, cúi rạp xuống nền lạy quan lớn, vạt yếm thõng xuống để lộ hai bầu vú nõn nà...
-Ừ...! Mày bảo nó là gì...?
-Dạ...! Là thịt ạ...!
-Ừ...! Để quan xem...!
Quan thò qua vạt áo the, thót bụng lại để bàn tay tóm được vật chứng.
-Ừ...! Mày nói... Phải! Cho lui...
Lần lượt như thế, cô hai cúi lạy, cái yếm cũng trễ xuống, bầu vú của cô gái mới lớn không ngồn ngộn mà tròn lẳn khiến quan như mất hồn.
-Mày...! Mày...! Mày bảo là gì...?
-Dạ...! Con bảo là gân ạ...!
-Ừ...! Ừ...! Để quan xem...!
Quan lại sờ vào cái vật chứng, loáng một cái mà cục thịt đi đâu mất, thay vào đó là khúc gân lớn hơn và ấm hơn.
-Ừ...! Mày nói... Phải! Cho lui...!
Bộ ngực cô út mới nhú, nom như quả cau đại, trời cũng đủ sáng để quan thấy rõ cái màu đo đỏ của hai cái núm.., chà chà..., từ thủa bé quan chửa được thấy cái của này bao giờ.., mẹ cha mấy con mụ tranh chấp đất đai, trộm cắp gà vịt..., chúng nó cũng quỳ như thế này và chẳng đứa đàn bà nào quỳ dưới kia mà mắt quan không dính vào cái ấy nhưng toàn của nhẽo nhèo nhèo, thâm xì xì...
Quan líu lưỡi, ú ớ..
-Mày..., mày..., mày.., bảo bảo..., bảo là gì...?
Sự lúng túng của quan dường như khiến cô út tự tin hơn, nhanh nhảu khẳng định.
-Dạ! Chắc chắn là xương ạ...!
-Ừ..! Ừ..! Để.., để..., quan quan..., xem..., xem...!
Quan giựt mình rút phắt tay ra, mắt đã tái lại càng tái.., vật chứng của quan nóng rừng rực như khúc đầu con rắn hổ lửa, cứng chắc như một khúc xương.
-Ừ.., ừ.., mày... mày.., nói nói.., nói..., nói .., phải...!
Ba cô lễ tạ quan rồi ra về, ai cũng hể hả vì thắng kiện nhưng khi họ chia sẻ sự hể hả ấy cho nhau thì cuộc cãi vã lại được bắt đầu, cả ba cô cùng bảo
-Quan nói mà sai à...!
Khi cãi nhau đã mệt lử.., đói lả..., các cô mới ngộ ra, quan xử ai cũng ... phải, ai cũng sung sướng nhưng chả tích sự gì.
Sự tích câu “Đồ ba phải” có cội nguồn từ đó...!

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

7 CHỮ, 8 CÂU, KHÔNG ĐƯỜNG LUẬT!

Cô nàng đỏng đảnh vốn đã qua tay mấy ngã đàn ông, rồi có lúc sớm anh này chiều thằng khác..., dung nhan tàn tạ, đã tưởng quay về với người yêu cũ...!
Nghĩ câu: “Đánh kẻ chạy đi ..” Lại nhớ câu: “Lấy đĩ về làm vợ chứ không lấy vợ về làm đĩ” nên chàng đang say sưa những dự định sây đắp tương lai thì đùng một cái, thằng bồ cũ vừa to khỏe vừa lắm tiền quay lại tán tỉnh...
“Ngựa quen đường cũ” ả vội vã sà vào lòng tên Sở Khanh..., rồi thì hắn sẽ chiều chuộn ả được bao lâu nữa..., vợ cả con chồng sẽ cho ả những gì đây...?
Tội nghiệp cho chàng trai chung thủy thật thà! Khốn nạn cho mẹ cha, ông bà tiên tổ đeo nhục vào danh ...!
Vậy có thơ rằng:

Lẳng lặng mà nghe chúng tán nhau
Những duyên bền thắm với dài lâu
Vết răng sắp thối bôi hồng sáp
Miệng chực lu loa lại hóa cười
Duyên thắm đang thì thôi đành dứt
Nghĩa nặng ân sâu cũng kệ bà
Nào muốn sạch trong đời con đĩ
Sướng gần đâu nghĩ đến đường xa

                            

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

VÀI SUY NGHĨ SAU NGÀY 22-12

Sau một cuộc chiến tranh, trừ những người lính đã chết trận thì những người còn lại, được gọi là Cựu chiến binh (CCB), đó là những người đã làm nên chiến thắng hay thất bại.
Trộm nghĩ nếu sau thế chiến thứ hai, những người đã từng tham chiến trong quân đội Đức quốc xã, Nhật Hoàng... tổ chức thành hội và hội này là thành viên xã hội, không chống lại xã hội, không cổ động cho Phát xít, họ ôn lại những kỷ niệm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội văn minh thì không có lý do gì để không tôn trọng họ.
Tương tự như vậy với những CCB VNCH, nếu họ gặp nhau để phát huy những gì có lợi cho xã hội hôm nay, góp phần xây dựng đất nước, góp phần xóa bỏ thù hằn, hàn gắn vết thương chiến tranh, không đi ngược lại chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước CSVN thì tại sao lại không động viên...?
Ấy là những người CCB đã làm nên “Bại trận”, những người làm nên thắng trận thì sao...?
Trước đây tôi cứ nghĩ rằng, hội CCB, vì là những người đi chiến đấu có mục đích, mục đích ấy chính là xã hội hôm nay, họ đã làm nên chiến thắng và họ có trách nhiệm góp phần quan trọng đảm bảo xã hội hôm nay đi đúng với mục đích mà đồng đội của họ đã bỏ mạng, họ đã bỏ máu và tuổi thanh xuân nhằm đạt được..., đó cũng là trách nhiệm với Đảng, với Dân, với đất nước.
CCB là những người kinh nghiệm trận mạc, kinh nghiệm có được sau cả thắng trận và bại trận.., sẽ vô cùng quý giá nếu họ truyền những kinh nghiệm ấy cho quân đội hôm nay nhằm bảo về tổ quốc.
Khi lần đầu tiên hội CCB được thành lập (Dường như có thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng không thấy ông trong BCH) tôi vẫn hiểu như thế và đã rất mừng.
Bận học hành và công việc nên phải nhiều năm sau tôi mới tham gia một buổi gặp mặt đơn vị cũ.
Một trung đoàn lính Hà Nội, lập ra một chi hội CCB, tiểu đoàn 6 (Bao gồm lính Đống Đa-Từ Liêm), lại tổ chức một “Dưới chi hội” nữa.
Chúng gặp nhau ở Nhà văn hóa Từ Liêm (Nhà thi đấu quận Cầu Giấy bây giờ), cũng bầu theo kiểu chỉ định ra “Ban liên lạc Tiểu đoàn”, từng cụm thành Đại đội, từng xã, phường thành Trung đội, từng làng thành tiểu đội...
Ban liên lạc có chức năng thông báo những việc quan trọng của nhau như: Ốm đau, cha mẹ chết, cưới con để anh em tham gia, giúp đỡ...
Nghe thấy ngon...!             
Những người ngồi dưới thì mày mày tao tao thân mật (Thậm chí văng tục, cười thoải mái) nhưng những đứa lên bục phát biểu lại xưng tôi và gọi nhau là ..., “Đồng chí”!
Đến khi chúng phổ biến dự trù thu quỹ 40 000/người thì tôi thấy .., không ổn. Ghé tai thằng Chiến Phật hỏi.
-Tao hỏi thật! Trong túi mày có bao nhiêu tiền...?
Nó cũng ghé tai
-Mày hỏi thật thì tao cũng nói thật..., tao có 5000, sáng nay vợ đưa 5000 nữa là mười.
Chiến Phật làm thợ mộc ở Phú Diễn, nghe nói đã 3-4 đứa con, vợ trồng rau, trồng hoa, nuôi lợn... Tôi tính nhanh phải có ít nhất 1/3 số người như Chiến..., thế là giơ tay lên bục phát biểu..., nội dung như sau:
-Trước hết, tôi xin chào các “Chiến hữu”...!
Sở dĩ gọi vậy vì tôi coi tất cả là bạn..., mỗi chúng ta đều có nhiều kiểu bạn, cùng quê là đồng hương, cùng học là đồng môn.., bạn thời chiến tranh thì gọi là chiến hữu...!
Khi còn trong quân ngũ, chúng ta cái gì cũng chung nhau.., mặc như nhau.., ăn như nhau.., gánh vác nhiệm vụ như nhau và đặc biệt chúng ta cùng có mục đích chiến đấu hy sinh như nhau nên ngày ấy chúng ta gọi nhau là ... “Đồng chí”!
Bây giờ chúng ta ai cũng có gia đình riêng, công việc riêng, theo đuổi những mục đích riêng, bằng những biện pháp riêng, mỗi người theo đuổi một cái “Trí” riêng nên tôi không gọi các bạn là “Đồng chí” nữa.
Thứ hai, tôi cảm ơn các chiến hữu đã tổ chức cuộc gặp mặt này để chúng ta có dịp ngắm lại nhau, hỏi thăm sức khỏe, gia cảnh của nhau..!
Nhưng cần xác định mục đích chính của những cuộc gặp gỡ này là gì...? Những chuyện to lớn, tầm cỡ quốc gia tôi không dám nói đến nhưng nên chăng ta phát hiện những chiến hữu đang gặp khó, không thể tự mình vươn lên được để Hội giúp đỡ.., qua trao đổi chúng ta có thể giúp lẫn nhau xây dựng gia đình, ví như bạn Cường có xưởng nhựa, ai đó có doanh nghiệp, nếu thấy nhà nào đông con mà không có việc làm thì ưu tiên nhận các cháu rồi cùng nhau dạy dỗ.., người làm công chức, thày giáo, bác sỹ..., là địa chỉ cho các bạn khi cần và trong giới hạn có thể giúp được...
Chứ không phải ta gặp nhau chỉ để uống rượu, để đi đám cưới, đám ma...
Về tài chính tôi đề nghị các bạn xem lại, tôi biết nhiều người ngồi đây chỉ có 1-2 chục nghìn trong túi:
-Kinh phí những buổi gặp mặt nên chia đều cho anh em, ai thiếu thốn thì nhờ bạn giúp đỡ, ai tự thấy có điều kiện thì ủng hộ thêm, thừa thì cho vào quỹ, thiếu thì kêu gọi các mạnh thường quân.
-Việc hiếu hỷ thông báo nhau là đúng nhưng ai đi? Phúng viếng hay mừng thế nào là tùy tâm và đó là những món nợ tình cá nhân, nhân danh hội chỉ là tối thiểu.
-Kinh phí thu bao nhiêu, nên tham khảo khả năng anh em, và cần hết sức chặt chẽ, dù ít dù nhiều nên gửi vào tiết kiệm, công khai thu chi.
Cuối cùng tôi tự giới thiệu về công việc, mong rằng các bạn và gia đình luôn khỏe nhưng cũng hứa rằng nếu ai không may có vấn đề về sức khỏe, nếu đến Bệnh viện Xanh Pôn thì tôi sẽ giúp hết mình.
Chúng nó vẫn thu quỹ, tất nhiên những đứa không có đành cười trừ, nhưng sau đó số tiền thu của một tiểu đoàn lính ấy không sao thu lại được.
Sau vài lần như vậy, chỉ thấy ăn thịt chó, uống rượu say... ngoài ra không còn ý nghĩa gì khác, tôi tự đề ra lịch tham gia 5 năm/lần.
Hội CCB ở Bệnh viện Xanh-Pôn, Bệnh viện Thánh Tâm (Biên Hòa), rồi viện E, cũng vậy, mặc dù tôi chính thức..., không tham gia.
Năm nay, xem các chương trình kỷ niệm trên VTV1, ăn một bữa thị dê ở Bệnh viện E, xem bài và ảnh trên trang Trần Mỹ Giống...
Tự nhiên tôi thấy các hội CCB nó cứ... Thế nào ấy...!

Gặp nhau tay bắt mặt mừng
Nhớ đêm lội suối, băng rừng, vượt khe
Biết đâu lại có ngày về
Chuyện nay, chuyện cũ giãi giề cùng nhau

Hỏi thăm con cháu đến đâu
Hỏi thăm cái vết trên đầu ra sao
Đêm Quảng Trị, ngắm trời cao
Sao biết được gặp đứa nào hôm nay

Rượu nồng
Nào...!
Uống cho say
Thôi...!
Quên đi những tháng ngày gian lao
Khói hương bay tận trời cao
Nào..! Mời những đứa hôm nào không may

Chúng mày ơi...! Hãy về đây
Tao tưới một chén rượu đầy.., uống đi...!
Khôn thiêng phù hộ những gì
Vỗ về cha mẹ những khi buồn lòng

Đứa hiện hữu, đứa hư không
Thế là cùng uống rượu nồng hôm nay...!
Cựu chiến binh, đất nước này

Gặp nhau là uống cho say.., quên đời!

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

LÀM ẤM TRIỆU TÂM HỒN

Có một tia nắng ấm
Thổi vào lòng giá đông
Có một chấm lửa hồng
Giữa đêm đen mù mịt

Giữa tham lam vơ vét
Giữa tức trách, cửa quyền
Ở cái hầm bị sập
Tình người còn y nguyên

Ai đã qua sợ hãi
Lưỡi hái đã cận kề
Thầm gửi mạch đất về
Lời biệt ly cha mẹ

Ai thất thần choáng váng
Nghe con ở đất sâu
Thương con nhiều đến đâu
Mà bó tay cha mẹ

Xin được cảm ơn anh
Những người làm cứu hộ
Mang con về cho bố
Để vợ được đón chồng

Mấy ngày ướt lạnh không
Sao mà cười rạng rỡ
Cái tin từ núi lở
Làm ấm triệu tâm hồn...!


Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

NHẤT ĐỒ..., NHÌ NGHỀ!

Người ta nhờ giảng mấy bài cho Y tá Lào Cai, chả có việc gì làm thì nhận cho vui.
Chuẩn bị bài vở tỷ mỷ, dày công làm powerpoint sao cho hấp dẫn, dễ nghe, dễ hiểu, cân nhắc nhấn mạnh những gì, hy vọng để lại những gì trong đầu học viên...
Thế rồi báo ..., hủy chương trình..., sao thế nhỉ, với mình thì không sao nhưng với công việc thì... lạ nhỉ,
Bộ, các Sở, các Bệnh viện có phòng ban, có cán bộ chuyên trách (Tính từ Bộ đến các bệnh viện loại một thì không biết bao nhiêu nhân lực) để làm cái gọi là “Chỉ đạo tuyến”, kinh phí để nuôi và để bộ máy này hoạt động ..., cứ tưởng tượng là hiểu..., chắc nó cũng như tổ chức “Nghiên cứu khoa học” vậy thôi.
Thế rồi lại báo ..., đi! Hì hì... cách làm việc của ta (Việt Nam) là như thế..., không sức đâu mà tìm hiểu nguyên nhân hủy, cũng chẳng hơi đâu mà tò mo cái nguyên nhân hủy của hủy..., hoàn thiện bài vở..., gửi...
Mới du hý Bắc Cạn bằng xe ZACE của thằng em, nghĩ đến đoạn đường “Cao tốc hạn chế” .., ngại, thằng con nuôi góp ý: “Ít ngày thì bác đi xe cơ quan đi cho khỏe”.., Ô Kê!
Sát ngày đi, thằng phụ trách đưa cho cái lịch, hóa ra mình đi ... tự túc..., Ô kê...! Khi đang băn khoăn chọn thì người ta quyết hộ phương án nào cũng được, đi xe tự túc lại có thời gian và phương tiện thăm thú Lào Cai.
Đoàn còn 2 người nữa, thằng Bác sỹ trẻ thì có thể “Mác kê nô” bắt nó cùng đi với mình cho... đỡ buồn ngủ, nhưng cô cử nhân thì không được, bọn đàn bà đã có chồng có con, đi công tác xa mà ở lại thêm là rắc rối lắm.
Thế là Xôi cũng hỏng, bòng cũng không..., tức tốc lên, hùng hục giảng..., vội vã về..., phí!
Chẳng cảm nhận được gì để mà bốc phét ngoài chuyện, phải, vẫn cái chuyện “Cao tốc hạn chế”, tốc độ cho phép 80km/h đi chậm thì không kịp tiến độ, đi đúng 80 thì coi chừng những đoạn xuống dốc, xử lý không khéo, không kịp là đạt 90km/h như bỡn và thế là lại “Làm phiền” mấy anh CSGT..., và thế là cuộc đi mất vui..., thế nên dù đã tối trời, mắt cứ phải đánh đáo để kiểm soát cái đồng hồ không cho nó vợt quá ngưỡng..., thế là đôi khi phải rà phanh, khổ thân cái xe và thú thực, đánh đáo như thế cũng..., nguy hiểm phết đấy, chả biết cánh lái chuyên nghiệp có kinh nghiệm thì thế nào chứ như mình thì, để an toàn cũng..., mệt phết đấy!
Hơi choáng khi đến Bệnh viện mới của Lào Cai, khuôn viên rộng mênh mông, khá biệt lập, kiến trúc rất “Hữu nghị Việt-Trung”, những bãi ô tô, những nhà để xe cho khách, cho cán bộ...
Ngày ở Hàn Quốc cứ thắc mắc: Sao người ta để cái Bệnh viện to là thế, hiện đại là thế ở xa khu dân cư, đường vào độc đạo, cứ như vào trại giam vậy.., khi chợt thấy cái không khí tĩnh lặng và sạch sẽ, khi chợt nghĩ đến những trận dịch mới vỡ nhẽ..., hình như Bệnh viện Lào Cai gần đạt được tiêu chuẩn ấy..., nói gần là vì trên đường vào đã thấy lác đác những hàng quán, những cái đang bán và những cái đang xây... Bệnh viện lớn thế phải có đầy đủ mọi dịch vụ tại chỗ, từ ăn uống, mua sắm, sửa xe...
Trưa, xuống nhà bếp, gọi cho Bs Phìn, trưởng khoa chấn thương.
-A lô! Anh ở đâu đấy..!
-Anh đang ở Bệnh viện em...! Chúc mừng, cái bệnh viện đẹp quá...!
-Thế ạ! Sao không gọi em ngay.., đã lên đây, phải bố trí ngồi với bọn em tý chứ!
-Thanh kiu! Anh đang dưới bếp rồi, có ăn trưa thì xuông đây..!
-Thế à...! À .., em nhìn thấy anh rồi..!
Gặp nhau ríu rít, mỗi thằng một khay cơm trên tay, Phìn cứ băn khoăn.
-Thôi bỏ đấy..., đi nhậu đi...!
-Sao lại cứ phải “Gặp nhau lần nào cũng nhậu”? Sẵn cơm, ngồi ăn với nhau không được à..?
Phìn bảo cậu em lấy chai rượu.
-Chiều nay em không mổ xẻ gì, anh đã lên đây là phải uống.
Quay sang Bs Việt              
-Tôi uống ông lái, hay ông uống tôi lái?
-Cháu không biết lái mà chiều nay cháu phải lên lớp.
-Ô kê! Tức là tôi vừa uống vừa lái
Uống..., bắt tay..., uống.., một giật ba lắc.., nói chuyện, nhân chuyện này..., uống, hỏi thăm ông bà và gia đình ở Mường Khương..., uống, hỏi cái nối nấu rượu ngô... uống, hỏi con dao phát bờ..., uống, cậu điều dường đi cùng Phìn xin phép mời một chén.., uống... Phê!
Cháu Huệ (Cử nhân phòng Chỉ đạo tuyến) có điện thoại
-Thế ạ! Em không biết, lại đưa chú xuống nhà bếp đang ăn rồi.., vâng, để em nói
-Chú ơi! Bs Hiếu PGĐ hồi nãy xuống thăm thấy chú giảng nhiệt tình quá nên không tiện cắt ngang, chú ấy mời cơm trưa ở...
Nó nói đến đấy thì Điệp và một cậu nữa của “Chỉ đạo tuyến Lào Cai” ầm ầm lao tới..., phân bua, trình bày.
-Ô kê! Các bạn cứ về ăn đi, bọn mình sẽ sang.
-Đâu cũng là rượu, uống một cái đã...!
Phìn đề nghị.., uống.
Một mâm cơm thịnh soạn hơn với cả một con trắm đen 7-8 kg nằm nhe răng trên cái chảo bầu dục bốc khói..., phê rồi, không biết nói những gì, nghe những gì chỉ thấy cười nói ha hả rồi uống, uống...
Việt và Huệ lên lớp, chui vào cái hội trường “Ra hội trường” chọn ghế sau cùng ..., làm một giấc.
-Chú ơi..! Đi được không...?
Tiến sỹ Hương, phó khoa dược khẽ hỏi.
-Ô kê...! Đi...!
Sống ở viện E 8 năm rồi mà giờ mới biết cô Tiến sỹ vừa giỏi giang, xinh đẹp lại rất tế nhị khi thể hiện chính kiến, cái tế nhị không phải khôn khéo mà là ... khôn ngoan.
Sờ vào túi chả thấy điện thoại đâu.
-Chắc dười nhà ăn rồi, để cháu xuống xem.
Đứng tắm nắng đông ở ngoài vườn.., hay thế, đẹp và đầy đủ thế, cả đời mình chả bao giờ mơ được làm việc trong một Bệnh viện như thế này, thảo nào, so với bốn năm trước, tác phong của Phìn và các Bác sỹ Lào Cai đã khác nhiều lắm.
Chợt nhớ thằng Khang đen bảo: “Nhất đồ, nhì nghề”, khi giải quyết một việc kỹ thuật, yếu tố con người là quan trọng nhưng người dù giỏi đến đâu mà thiếu đồ chuẩn cũng không thể phát huy được..., nhất là thời buổi công nghệ này.., mang cái Cà lê tổ bố ra, liệu có sửa được cái Ai Phôn...?
Phải rồi, không có đại bác thì cụ Giáp còn lâu mới thắng được Pháp, không có SamII, Sam III thì Phùng Thế Tài, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái khó mà làm được Điện Biên Phủ trên không...
Như mình đấy, mang tiếng là phẫu thuật thần kinh nhưng cả đời mơ cái kính vi phẫu không được..., chả khác gì anh nông dân không có cái cày.
Thầy thuốc có tác phong chính quy nhưng làm việc trong cái kiến trúc “Huyện chả ra huyện, tỉnh chả ra tỉnh” thì cái tác phong chính quy ấy dần dần cũng bị.., “Huyện hóa” thậm chí... “Xã hóa, thôn bản hóa” ấy chứ.
Mong sao các thầy thuốc ở đây tận dụng hữu hiệu cái cơ sở kiến trúc này, mong sao các Bác sỹ ở mọi miền đất nước cũng sớm được như vậy...
Thấy lang thang, Bác sỹ Hiếu gọi lên phòng uống nước, tranh thủ cái toa lét của nó rửa mặt, đánh răng, xúc miệng thật sạch rồi ba chú cháu lên Đến Thượng.
Cứ lên đây, cứ bước vào cửa đền thờ Mẫu, đền thờ Trần Hưng Đạo lại không thể không nghĩ về lịch sử..., ai đặt những ngôi đền này ở đây...? Đặt từ bao giờ...? Chắc phải cỡ ông Lê Văn Lan hay Dương Trung Quốc mới trả lời được nhưng chắc chắn là từ thời còn Vua.., vị Vua nào quyết định việc này hẳn yêu nước lắm, cảnh giác với Trung Hoa lắm, và cũng là người nhân văn lắm.
Đưa Mẹ Việt Nam cùng Tướng quốc lừng danh lên trấn ải biên cương, trước hết để khẳng định với những người bên kia sông Nậm Thi về lãnh thổ, con người và văn hóa bên này.
Khi nào nơi đây còn là biên giới thì binh đao sẽ nổ ra bất cứ lúc nào và khi đó những con dân đất Việt sẽ như thấy có Mẹ (Mẫu) an ủi động viên, chăm sóc cho mình đánh giặc, đón chở vào lòng những người con ngã xuống.., như thấy có Đức Thánh Trần ở bên, cùng bày binh bố trận, cùng nếm mật nằm gai, cùng xông pha trận mạc...
Bà cụ ở Đến thượng cho vào tận hậu cung, dưới tượng Trần Hưng Đạo..., thấy một người khấn vái rồi gieo quẻ..., hì hì..., lần đầu tiên tôi cũng xin.., chắp tay xin Cụ hai điều: Một là xin cho cháu lái xe đưa đoàn về đến nhà an toàn và xin cho con người hiểu biết nhau hơn, sống với nhau hòa thuận hơn... gieo hai đồng xu rồi hỏi người bên cạnh.
-Thế này là đồng ý hay không hả chị...?
-Không được rồi..., anh phải cầm cả đĩa lên mà khấn chứ ai lại thế
Làm lại
-Được rồi đấy anh ạ..!
Lại thầm khấn xin cho các nhà lãnh đạo đất nước biết đoàn kết, tỉnh táo, lấy sự phát triển của quốc gia dân tộc làm đầu, khôn ngoan, cương quyết với Trung Quốc để bảo vệ giang sơn ngàn đời xây đắp..., gieo...!
-Được đấy anh ạ...!
-Chị biết không.., tôi vừa xin cho đất nước đấy..., mới biết Đức Thánh Trần nặng lòng với dân với nước lắm.
Tối mít..., lên đường..., các cháu Hương, Hà, Việt, Huệ cứ đòi chú phải ăn một bát cháo vì từ sáng đến giờ có mỗi bát phở, toàn rượu là rượu.
-Giờ thì mình không muốn ăn, vả cũng tốn thời gian lắm, các bạn mua cho mấy hộp sữa, đói đâu uống đấy... nhớ mua loại có “Cô gái” ấy..., cứ có cô gái là chú tỉnh như sao ngay...
Chúng nó mua đủ thứ, nhập nhoạng, cái Hà quay ra mở nhầm cửa xe khác.., hì hì..., may mà không mở được, may mà không thấy ai hô trộm.

Chả hiểu mình khỏe hay Mẫu cùng Đức Thánh phù hộ mà chạy một mạch về đến “Cổ Nhuế” quê nhà an toàn.

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

GHẾ LỚN, CHỨC BÉ ĐỪNG HÒNG HẠI DÂN

Theo TIN MỚI:
Sau khi gây tai nạn, tài xế ô tô nồng nặc rượu xuống xe chửi bới, lăng mạ cảnh sát giao thông và còn rút thẻ chuyên viên của Bộ Nội vụ ra "dọa" cảnh sát.
Hình ảnh Hà Nội: Uống rượu gây tai nạn, rút thẻ chuyên viên dọa CSGT số 3
Có thơ rằng:
Xe xịn trắng, thập thò biển đỏ
Cứ nhìn đi chú có sợ không
Thành vua nên mới chơi ngông
Uống rượu say tít, ông tông chúng mày

Xe đạp đổ người lăn lông lốc
Đường đang yên bỗng chốc càng đông
Mấy bạn cảnh sát giao thông
Không nể được nữa xin ông giấy tờ

Quen vị thế “Chuyên viên nội vụ”
Sờ đến ông...? Mày có bị ngu..?
Vung tay quát tháo lu bù
Ông gọi một phát mày tù mọt gông

Thế nhưng đứng trước đám đông
Không làm khác được để ông hài lòng
Cứ làm như thế là xong
Ghế lớn chức bé đừng hòng nạt dân

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

KHÓC MỘT NHÀ VĂN...!

Than ôi!
Lập Quang quá sớm, gặp sáng tối nhập nhèm
Sinh phải năm Khỉ, tránh sao nhăn nhó
Học mỗi bài “Cải lương” không thuộc, nên u mê theo trí cụ Phan.
Viết mươi văn kịch đã hay, bởi ngay thẳng không noi Ích Tắc
Nghĩ rằng!
Không còn trẻ để kiếm trò kết bạn
Chửa đủ già để mắt nhắm tay xuôi
Chả cần tiếng đã lẫy lừng Nam-Bắc
Không cần tiền cũng đủ để chi tiêu
Ngó thấy!
Người lao động lầm than cực khổ, mà thương
Văn hóa lai căng nhí nhố, mà buồn
Kẻ có chức có quyền tham lam, mà giận
Lân bang nước lớn há miệng đợi nuốt nước mình ...,
"Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh*
Lại thấy!
Kẻ mê muội bạc vàng, biết bổn phận, cũng đành tặc lưỡi
Người đắm chìm cơ cực, xem cuộc đời, trời đất đã an
Lối sống chả giống ai Đông-Tây-Nam-Bắc
Văn hóa chẳng thấy hình Hàn-Hán-Mỹ-Âu.
Nghĩ rằng!
Vinh nhục tại ở cái đầu, dân tăm tối quốc gia sao sáng.
Kẻ có quyền, lục đục tranh ăn, việc công bê trễ
Lũ cơ hội, đục nước béo cò, ra sức vét vơ.
Người mất hết lại ngỡ mình là chủ, vững niềm tin ôm bọt sà phòng
Cái trí đã nông, lẽ hay không tới.
Ngó láng giềng người ta phơi phới, tủi thân.
Tài hèn, sức mọn, tuổi cao
Đâu dám đọ Quang Trung Lê Lợi, tế thế kinh bang.
Nghĩ đến phận dân, vận nước, lệ chảy hàng hàng.
Lập Bờ Lốc mở mang dân trí.
Cũng đã nhủ uốn lưỡi bảy vòng, quay tay mười lượt.
Bởi biết thân biết phận, trí thức ai ưa.
Những là lựa gió quét đường, phê phán lắm, quan hư trữ ghét
Từng viết chuyện khen chê xấu tốt, chọc phú tích thù.
Thân tàn chẳng tiếc lắm ru, cố lực kiệt khai thông dân trí..
Than ôi!
Khiêm nhường lắm, vẫn quên câu ghen ghét
Khách càng đông, tức tối càng nhiều
Đường ăn lối ở biết điều
Sao thỏa hết uy quyền kẻ mạnh.
Kiếm cớ bỏ tù, thân là thế, khôn ngu đành chịu.
Thương tiếc ngậm ngùi...!
Oán thán đành im...!

Thôi...! Cứ để cho đất trời mù mịt
Biết là hư, hiểu cũng là hư
Suối về sông cũng phải từ từ, chưa đến dốc làm sao thành thác
Đôi lời nhắn nhủ!
Sống, là sống giữa trời giữa đất.
Danh còn lưu, thấy ở lòng dân.
Lựa mà trôi cho ghềnh thác qua dần
Tấm thân ấy
Nhớ
Tự mình bảo trọng..!
Yên hằng mong, khỏe cũng hằng mong..!
Mấy lời gửi gió mùa đông
May ra ấm cánh chim Hồng sau then ...!
Hỡi ôi...!
Bảo trọng...!

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

BẮC CẠN-NGƯỜI TÀY BA BỂ- Ký sự!

Mới đây nghe một bà cụ nói: “Muốn yên thì lên Thái Nguyên mà ở”, có đi, có thấy mới biết cụ nói phải. Hai lần lên Thái, đỗ xe ở một vỉa hè rộng, có kẻ sơn chia ô hẳn hoi, sạch bong, cả hai lần đều không thấy ai ra ... thu tiền. Nhìn những người đi xe máy, đi bộ, những cô quét đường, những bà bán hàng rong..., cũng thế thôi..., cũng âu lo toan tính nhưng dường như với mức độ nhẹ nhàng hơn nhiều lắm, không căng thẳng, nhớn nhác đến mức mất lòng tin như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, hay Thanh Hóa ..., cái “Yên” trong “Muốn yên thì lên Thái Nguyên mà ở” đọc được từ những nét mặt ấy.
Bắc Cạn cao hơn Thái và hình như còn “Yên” hơn Thái.
Đường đi Cao Bằng cũng không khác mấy, thi thoảng những mẹt quýt màu lẫn lộn vàng, xanh và đen đen của muội ..., nhớ lúc gần đến Bắc Cạn đã rẽ vào một hàng.
-Bánh gì đây cô..?
-Bánh củ chuối đấy...! Mua đi...! Ngon lắm...!
Hừ..! Bánh nào đem bán mà chả ..., Ngon lắm...! Mua đi...!
-Giống bánh gai nhỉ...! Nhưng sao lại gọi là củ chuối...?
-Làm bằng củ chuối rừng mà...! Ngon lắm..., đặc sản vớ...!
-Bánh này luộc từ hôm qua à..?
-Không...! Tuần trước...!
-Thế thì chả mua đâu..., có bánh mới không...?
-Khách hỏi nhiều thì nói thế thôi..! Hôm nào cũng luộc mà...! Kia kìa..!
Trong bếp, cái nồi bánh trưng đang sôi sùng sục.., mở vung, khói bay nghi ngút, nhưng khoanh củ chuối rừng thái mỏng nảy tưng tưng theo những bọt nước sôi... ô kê! Ăn một cái..., ngon thật!
-Thế quýt này là Tầu hay ta..?
-Ta chứ...! Quýt Bắc Cạn mà...! Đặc sản đấy...! Trồng ở trên rừng í...!
Phải, đã từng nghe đâu đó quýt Bắc Cạn.., đúng rồi..., ngày xưa, với các bà sành ăn thì món rươi phải có vỏ quýt Bắc Cạn mới hợp.
-Chua không...? Ngọt bằng ..., quýt Tàu không...?
-Không ngọt, không chua..., thơm lắm...!
-Ăn thử một quả có phải trả tiền không...?
-Không...!
Đúng là thơm, không ngọt nhưng hơi chua.., vờ nhăn tít mặt, cô hàng lúng túng
-Bảo rồi mà..., có chua ..., nhưng không chua lắm...!
-Cô này ghê nhỉ! Vừa nói không chua, khách ăn nhăn mặt lại bảo..., không chua lắm...! Tôi đùa thôi! Nhưng đúng là ..., hơi chua một tý, tôi bị dạ dày, không ăn được.., thế bí này là thế nào...?
Chỉ tay vào mấy trái bí tròn to như quả bóng đá phủ đầy phấn trắng.
-Bí thơm .., trồng ở trên rừng đấy.., ăn dẻo lắm..., mua đi...!
-Ngon lắm nữa chứ...! Có..., thuốc sâu không...? Có bón thuốc tăng trọng không...?
-Không..! Ở trên rừng mà...! Để một năm vấn ăn được...! Đứng gần đã thơm rồi mà..., đấy...! Ngon thật mà..., dẻo lắm...!
-Ừ...! Thơm...! Nhưng bây giờ cô đứng ra đằng kia.., ra tận cửa bếp í...
Cúi xuống đống bí hít hít..., thơm thật, vẫy tay gọi cô hàng tới.
-Cô có biết người Kinh còn gọi người Tày là gì không...?
-Không biết..!
-Là Thổ...
-Thổ mổ kinh chứ gì..., không mổ đâu...!
-Mổ đấy...!
Quay sang mấy ông khách mới xuống xe đang ăn bánh củ chuối
-Cô này nom hiền lành thế thôi, nhưng biết bôi nước hoa vào người rồi đứng gần đống bí, vì biết mũi bọn mình chỉ thính với mùi ấy thôi..
Trở lại vơi cô hàng
-Hồi nãy thấy thơm, cô đứng xa thấy hết, giờ..., lại thơm...!
Chủ khách cười vang
-Nói đùa thôi, chiều ngày kia tôi về, nhớ phần hai chục bánh mới như hôm nay và 4 quả bí nhé...! Bây giờ tôi trả tiền, mười cái bánh và một quả quýt.
-50 nghìn bánh...! Quýt không lấy tiền đâu..!
Ngã ba Phủ Thông, cái biển đề Cao Bằng 111 Km, Ba Bể 48 Km, không thấy những xóm bên đường, những thửa ruộng mù mịt khói rạ, những người già trẻ con, những trâu, bò, chó, gà đi phất phơ trên đường nữa, bắt đầu và liên tục những cái đèo ngoắt nghéo, dốc tuột.
Mấy ông tự lái chú ý nhé, đừng cậy cao to mà để ghế ngả quá, tầm quan sát gần sẽ hạn chế..., Mấy ông chỉ quen chạy đường phố cũng chú ý nhé, đừng quá tôn trọng vạch liền và vạch rời ở trên đèo, dường như chúng chỉ có ý nghĩa khi tránh nhau thôi..., đang đổ đèo, tự nhiên thấy cảm giác thiếu tin tưởng, dúi một phát..., suýt nữa lao vào vách đá..., dừng lại, định thần mới hay là mình đã để ghế ngả và quá tôn trọng vạch.
Ở cái cổng trời (Đỉnh đèo) thứ ba, áng chừng chỉ còn cách đích ngót chục cây nữa, những tia nắng cuối ngày nhuộm hai vách núi vàng rực, những bông lau ở đây dường được tắm nắng ấm cũng tỏ ra phởn phơ thỏa mãn đung đưa khoe cái màu trắng sung túc, mịn màng.
Ba bốn mụ dân tộc đang ngồi ngả ngốn bên những sọt hàng buôn chuyện.., chắc bán gì đây, dừng xe, lùi lại, cố làm dáng khệnh khạng bước xuống, đi tới.
-Các bà bán hàng ở đây có đúng không...!
-Vâng! Bác mua gì..?
-Tôi không mua gì...! Tôi hỏi các bà có giấy phép của ủy ban chưa...? Thông tư mới về kinh doanh buôn bán nhỏ đã biết chưa...?
Ba mụ mặc đồ dân tộc ngơ ngác, mụ lớn tuổi nhất, mặc đồ kinh, áng chừng trên dưới 50t cười toe toét.
-Bác cứ đùa dai...! Chúng em nhìn biển số là biết bác ở đâu đến rồi...! Thế bác đi đâu mà muộn thế...? Mua măng cho em nhá...!
Hì hì...! Thế mà ở Hà Nội dọa được mấy đám đấy..! Có mụ bán cam ở Cầu Diễn, khi mình dọa thì tin sái cổ, ra sức xin xỏ rằng hoàn cảnh, rằng tranh thủ, rằng vân vân..., đến khi nói thật rằng: Tôi đùa đấy.., bán cho tôi một chục về quê thắp hương...! Thì lại không chịu tin, nhặt vội nhặt vàng đến hai ba chục, dứt khoát “Biếu bác” không chịu lấy tiền..., thế là gậy ông đập lưng ông, ra sức phân trần rồi tự tay nhặt ra 10 quả..., nhận tiền mà mặt vẫn tái tái, mắt cứ lấm la lấm lét...
Mấy mụ thổ này thì đành chịu thua, họ ngồi đây cả ngày, ngoài bán hàng cho khách du lịch thì chỉ còn mỗi một việc để đốt thì giờ ấy là xem biển số để kháo nhau xe này từ đâu đến, qua các mụ mới biết Bắc Ninh Bắc Giang có biển số to nhất 98, 99 rồi đến Bắc Cạn 97.
Làm ba cái bánh tẻ, ăn cho chắc, răng đang đau, tối nay ăn ở nhà người tày, biết thế nào...
Mụ ngồi ngoài cùng bày bán những chùm quả gì vàng mọng to bằng ngón chân cái.
-Quả này là dâu đất à..?
-Không..! Dâu da dây...!
-Ăn được không..?
-Không...! Làm thuốc thôi...! Chữa ho...! Mua đi...! Phơi khô, nghiền nhỏ pha nước uống là không viêm họng đâu...!
Chỉ tay vào cái mẹt
-Chỗ này bao nhiêu tiền..?
-Mười nghìn thôi...!
-Ô Kê! Tôi mua...!
Mụ nhặt một chùm cỡ mươi quả.
-Thế này thôi á...! Tôi hỏi tất cả chỗ này cơ mà...!
-Mười nghìn một chùm thôi...! Thêm cho bác hai quả nhé...!
Hừm...! Lại bị mổ phát nữa rồi.., loay hoay với hai bàn tay dính bánh, toan chùi xuống cỏ.
-Nước kia kìa bác...!
Sau một cái lối vào, dưới rãnh bên đường, một cái chậu nhôm trên có cái máng bằng nứa, nước chảy róc rách, người ta chỉ cần cào dọc theo vách núi độ 5-6 mét rồi bắc cái ống nứa vào là nước trong vắt chảy suốt ngày đêm..., rửa tay, vốc nước ấp vào mặt.., không lạnh lắm.
-Nước này uống được không..?
-Trước kia vẫn uống.., nhưng bây giờ ô nhiễm rồi..., đừng uống...!
Xuống dốc, dưới thung lũng, chẳng hiểu người ta đốt gì mà nhiều cột khói thế, cứ y như cảnh đánh trận trong Tam quốc vậy.., xa xa đỉnh núi cuốn một dải mây trắng nom như cái miệng khói của nhà máy điện nguyên tử.., thi vị hơn cũng có thể coi như chòm râu bạc của ông già núi..., người Bắc Cạn gọi núi này là pi..a jza, với núi Pi.a.. Bi.. ioc tạo nên hai đỉnh huyền thoại với câu:
Đỉnh Pi. a Jia, không bao giờ vắng mây
Núi Pi.a Bioc, không bao giờ thiếu mưa.
Người ta bảo quanh năm nhìn lên đỉnh Pia jzạ đều có đám mây trắng che phủ, dù mùa đông hay hạ, hễ lên núi pia-Bioc đều thấy mưa.

Cái địa hình, khí hậu nó tạo nên thế, không biết còn ẩn ý gì nhưng thấy họ tự hào lắm khi nói câu này. 

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

BẮC CẠN KÝ SỰ!

Kể từ ngày về viện E chỉ một lần đi báo cáo khoa học tại Bình Dương, chuyện ấy cũng đã 5-6 năm trôi, từ đó không có điều kiện nghiên cứu nữa, vả cũng chán rồi.
Bọn “Chỉ đạo tuyến” mời, thế là lại “Tái xuất giang hồ” đi Bắc Cạn với hội nghị đột quỵ vùng núi phía bắc.
Những năm gần đây công nghệ can thiệp mạch làm thay đổi diện mạo đột quỵ não, việc cập nhật kỹ thuật vào Việt Nam cũng nhanh hơn.
Nhồi máu não tức là ngừng lưu thông mạch não do cục máu đông, do thoái hóa hay co thắt mạch, thế mà người ta có thể đưa ống thông vào tận nơi, moi cục máu ra hay đặt ống nong (Stent).., việc tưới máu lại phục hồi..., sướng! Hôm nay là giấc mơ của hôm qua...!
Hội nghị được tổ chức ở nhà khách tỉnh ủy Bắc Cạn, mình thèm đi đây đó nhưng ít được đi nên không theo xe cơ quan, tự lái lấy, nhân thể thăm mấy gia đình người bệnh cũ..., một triệu tiền săng nhưng được ba bốn việc thì cũng chả đắt..., vả thế mới có cái ..., đáng để mà viết.
Nhà khách nằm trong khu tỉnh ủy, khu tỉnh ủy lại được tọa trên một đồi thông, người dân gọi là khu đồi thông nhưng đúng ra phải gọi là núi, cao lắm...
Tối, hỏi thăm mãi mới thấy cái biển chỉ lên đồi, rú ga lấy đà, cái xe dựng ngược leo lên tỉnh ủy. Dốc thế nhưng được cái đường to, nhẵn, rộng, đẹp... Tòa nhà nào cũng đẹp, cũng nghĩ là nhà khách..., phát thứ nhất rẽ vào bộ phận công an bảo vệ, phát thứ hai vào khu Tennis.., phát thứ ba.., đâm thẳng vào trụ sở tỉnh ủy, lão bảo vệ tận tình chỉ lối thế mà vẫn đâm vào khu ..., “Xịn nhất”, lại một hướng dẫn tỷ mỉ nữa mới đến được nhà khách, nhập đoàn.
Tắm một phát, nhẹ người, đi ăn tối, sở Y tế Bắc Cạn mời. Gs Thành nói: Anh phải ngồi với em! Ừ cho qua chuyện nhưng lỉnh.., đây là bữa ăn nhưng cơ bản vẫn là “Cỗ ngoài đình” chứ không phải xó bếp..., ngồi với chúng nó, ăn làm sao được.
Gs Thành ngồi mâm các quan, to nhất là cô phó chủ tịch tỉnh.., chà..., trẻ ơi là trẻ, đẹp ơi là đẹp, trẻ đẹp thế mà làm được Phó chủ tịch một tỉnh..., giỏi thật...! Phí thật...!
Cùng Bs Khoa ngồi mâm cô Lượng Giám đốc bệnh viện Bắc Cạn và ba em lễ tân cũng của viện..., lạ thật, Y tá ở đây ai cũng đẹp và tiếp khách rất nghề, mình cáo lỗi không uống cũng chỉ thoát được 50%, Vodka Bắc Cạn nhẹ nên không say.
Nghỉ cùng phòng với Bs Dũng trưởng khoa hồi sức Lào Cai, cái thằng.., khỏe thế không biết, lùn tịt mà đi toanh toách, mình đã nhanh mà theo hắn không kịp.
-Anh em mình ra ngoài..., dạo tí đi...!
Thực lòng mệt, nhưng nể nó nên OK!
Chuyện về đời sống Bs Lào Cai, Hà Nội, chuyện về chuyên môn, chuyện chọn người bệnh để mổ hay không...
-Thì đấy, cái ca anh mổ rồi em bị phê bình đấy...
-Ca nào...? Sống không..?                     
-Sống...! Sống mới phiền...!
-Sao lại thế...? Sống thực vật à...?
-Không...! Bệnh nhân liệt, chỉ rạch chứ không đi được, nói được và tỉnh táo!
-Thế thì sao...
-Tốn kém quá..., rồi lại mất người phục vụ ông ta...
-Ừ...! Mình vẫn nói: Nhiều ca sống được nhưng nặng hơn là chết..., đau đớn rồi qua đi, cả nhà người ta được sống yên ổn..., đằng này...
Chuyện đến đấy thì hết dốc.
-Thôi đi anh..., cứ nghĩ lắm nên tóc anh bạc là phải..., họ bán cái gì đây nhỉ...?
Một người phụ nữ chừng 40, một thằng bé cỡ 3 tuổi, hai cái bàn nhựa xanh, vài cái ghế, một cái xe đạp tồng tộc tựa vào bờ rào, một cái bóng điện và dưới đường, một cái biển bằng giấy cát tông viết tay..., hay đây! Có gì thì ủng hộ người ta...
-Sủi..., sủi gì nhì..? Dìn à...? Nó là cái gì..? Ông có biết không...?
-Không...! Em để ý từ nãy..., thử cái nhé..!
-Hoai nót...!
-Sủi dìn là cái gì hả cô...?
-Các bác chưa biết à..., thế thì ăn sẽ biết..., ngon lắm...! Đặc sản Bắc Cạn đấy..!
-Ừ.., ngon lắm.., biết rồi.., nhưng đại khái nó thế nào..., giống món gì...?
-Như chè í bạc ạ...!
-Đâu.., xem nào...
-Bác ăn cháu mới đun.., là bột nếp với nước đường gừng bác ạ!
-Hay đấy, rét thế này..., cho nhiều gừng nhé...!
Loáng một cái, cô ta đã bưng ra hai bát, mùi đường gừng thơm ngọt, những mảnh lạc rang vàng nâu, những sợi cùi dừa trắng, những viên bột to bằng hòn bi trẻ con chơi, trắng, đỏ, tím, xanh...
-Thế những viên màu này là gì...?
-Dạ cũng là bột nếp thôi nhưng pha màu vào...!
-Phẩm à...! Thế thì không ăn đâu...! Vẫn trả tiền nhưng không ăn đâu...!
-Í...! Cháu xin lỗi! Tại bác hỏi..., không phải phẩm mà màu đỏ là gấc, tím là..., xanh là...
-Thật không đấy..?
-Thật mà...! Bác đi các hàng khác mà xem..., đâu cũng thế..., của người Tày mà!
Nước đường gừng làm ấm và tỉnh người, lạc bùi, dừa ngậy, thơm..., thú vị thật, 10 ngìn một bát..., rẻ thật! Sao không ai mang về Hà Nội nhỉ.
Thằng cu con lẫm chẫm đến bên, dương đôi mắt ngây ngô nhìn hai ông khách
-À...!
Xúc một thìa, nó há mồm ăn ngon lành, cười tít.
-Chết..! Sao con lại ăn của ông.., Hư quá! Để cháu làm bát khác nhé ..!
-Không sao..!
Kéo thằng cu tựa vào đầu gối, xúc tiếp.
-Ông cho, cứ ăn đi, không sợ.., miệng trẻ con nó sạch..., càng lớn, càng to mới bửn..!
Về, nhần lối mới biết cái Tỉnh ủy nó cao ghê gớm, con đường đã xuống dốc tuồn tuột thế mà từ những cái ngõ, thi thoảng những cái xe máy lao lên như tên lửa.
Sáng hôm sau ngồi chủ tọa đoàn, những báo cáo của cơ sở lộ rõ sự thiếu thốn, thiếu phương tiện và thiếu thông tin nhưng Thanh hóa, Thái Nguyên, Yên Bái làm được như vậy là tiến bộ lắm rồi..., những báo cáo của Bạch Mai thì ghê gớm, toàn kỹ thuật mới..., chả trách người ta cứ đổ về Hà Nội chữa bệnh là phải..., mà bọn Bạch Mai tham như mõ, hội nghị miền núi, động viên anh em thì nhường mấy cái giải thưởng cho họ..., chúng làm sạch.
Ăn trưa tại nhà khách, lại rượu..., hừ..! Thế thì còn khoa học cái mẹ gì nữa!
Chiều, báo cáo xong nhưng không chuồn được, phài chờ thảo luận xem có ai hỏi gì, loanh quanh mà cứ băn khoăn về cái kiến trúc nhà khách, tầng một không biết họ để làm gì, tầng hai có một hội trường cỡ 200 ghế, một phòng họp cỡ 50 ghế, một nhà ăn đủ cho số người lấp đầy hội trường và phòng họp..., tức nhiều lắm 300 người thế mà có những 4 cái cầu thang to đùng, từng cặp cách nhau chỉ mươi mười lăm mét... Hừ...! Mình là dân, đếch hiểu được kiên trúc nhà quan là phải!
Thảo luận, bọn Bạch Mai đưa ra một ca để đánh giá một phương pháp... Hừ...! Chúng đều là Giáo sư, Tiến sỹ cả, mình chửi chung chung, chả hiểu chúng có biết...
-Tôi vẫn thường nói với các Bs trẻ rằng luôn phải trả lời câu hỏi: Mình làm cái gì (Phương pháp nào)? Cho ai (Người với bệnh và hoàn cảnh như thế nào)? Lúc nào? Ở đâu? Chứ đừng làm máy móc theo Mỹ, Pháp, Đức ...
Hết thảo luận, không dự phiên bế mạc nữa, lại mấy bài đít cua của các đại diện Tỉnh, Bộ... dài thườn thượt, nặng về khoe thành tích và kể công..., ra xe, nổ máy..., chuồn!


Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

LÒNG MẸ...!




Người mẹ nghèo, 
Héo hắt
Mắt thẫn thờ, 
Bất lực
Nhìn đứa con, 
Nghiện ngập
Ngồi ôm gối, 
Tay rung
Mắt thẫn thờ, 
Hoang dại
Ngôi nhà xiêu
Trống huơ, trống hoác
Trên ban thờ
Ảnh người cha, ngơ ngác, đẫn đờ
Lòng mẹ
Muốn đến ôm con
Nhưng sao chân, không thể bước
Từ hồn mẹ, lời ru, muốn hát
Nhưng sao, nén ở trong lòng
Có phải không, số phận
Mẹ không oán giận
Chỉ tái tê,
 nghĩ đến ngày về
Tiên tổ
Ôm bố
Nói gì...?

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

BIA HƠI HÀ NỘI-Một thời để nhớ ... !

Những năm đầu 90, khi đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài mới làm được đến Mai Dịch, ở đúng đầu đường cao tốc ấy (Tức là giữa cái cầu vượt Mai Dịch bây giờ) có một quán bia nổi tiếng lắm, bia hơi Thảo Béo.
Nghe nói, Thảo Béo có chồng làm công an rất to, phải có “Máu mặt” mới lấy được nhiều bia hơi Hoàng Hoa Thám và cũng phải “có máu mặt” mới duy trì được quán bia lớn thế.
Ngày nào bia Thảo Béo cũng đông, nó đông từ cuối giờ chiều đến mười, mười một giờ đêm.
Từ ba rưỡi đến năm rưỡi là giờ “Giải quyết” của những ông cán bộ chính quyền, những vụ việc trong ngày, dù đã được giải quyết..., sẽ được giải quyết hay còn đang gặp khó thì các đương sự vẫn mời các ông ra đây để tổng kết, để cảm ơn, hay để ..., “Xin chỉ đạo tiếp”... !
Nếu không có hội họp gì đặc biệt thì ngoài ba giờ, cơ quan nhà nước còn có việc gì đâu..., những lời mời thì luôn có sẵn ..., chẳng bao giờ hết, phải sếp hàng và các ông cũng phải giải quyết lần lượt chứ cái thứ này không tăng năng xuất được..., không hai, ba trong một được...!
 Khi những cái bụng đã căng tròn, không thể níc thêm được nữa, những khuôn mặt bóng mỡ dường như cũng sưng lên, đỏ gay .., các ông vươn vai đứng dậy, ề à nói lời cảm ơn khổ chủ nếu công việc đã xong..., chỉ thị bổ sung cho bước tiếp theo nếu công việc còn vướng mắc..., ông nào có vợ con không quá dữ hay khổ chủ mời quá nhiệt tình thì điểm đến tiếp theo sẽ là Mát xa hay Ka ra ô kê..., nhường chỗ cho loại khách thứ hai.
Sau năm giờ rưỡi, quán Thảo Béo thuộc về dân làm ăn..., từ những công nhân đánh cắp si măng, sắt thép, máy móc, dây điện, bán được rồi, kéo nhau vào đây để ăn và chia.
Cánh cai thầu chiêu đãi bên A và những tay thợ cả, đám lái xe tải “Giải khát” sau một ngày vất vả, những thương vụ “Không thể bàn ở cơ quan” cũng sẽ được quyết định ở đây.
Giờ này còn có những Bác sỹ bệnh viện 198, bệnh viện Từ Liêm..., số ra đây để bàn chuyện chuyên môn cũng có nhưng chủ yếu là được gia đình người bệnh “chiêu đãi”..., cái thời sắp hết khổ..., miếng ăn miếng uống còn quan trọng lắm ...! Bây giờ, chả mấy Bác sỹ như thế nữa.
Rồi thầy và trò mấy trường đại học Sư Phạm, ngoại ngữ, Thương Nghiệp, Trung cấp Thương nghiệp, có khi là chiêu đãi nhau sau bảo vệ đề tài, sau một chuyến công tác nhưng chủ yếu vẫn là học trò “Làm việc” với thầy trước khi bảo vệ, thi hay xin nâng điểm...
Cũng là giờ cánh nghệ sỹ khu Văn công Mai Dịch kéo nhau ra lai rai, những khuôn mặt quen thuộc, nổi tiếng như mấy ông hài, ca sỹ chỉ loáng qua làm vài vại rồi vội vã đi, họ thật sự bận, còn phải kiếm thêm ở các quán cà phê âm nhạc. Những người ở lại thường ngồi rất lâu, uống rất nhiều nhưng ăn rất ít... họ là những diễn viên của những bộ môn hết thời như chèo, tuồng, múa rối... hay giảng dạy những môn không được “Mốt” lắm, chẳng ma nào cần .. “Học thêm”, vài người để râu tóc thật dài nhưng đặc điểm chung của nhóm văn nghệ sỹ là gầy..., chẳng có ai béo tốt như thường thấy ở giới kinh tế, chính trị.
Từ bảy rưỡi là giờ của bọn thể thao, những bọn trẻ đá bóng về, quần đùi, áo số, giày tất lấm lem, thường ngồi thành dãy dài sát mép đường 32, đồ nhậu của chúng là kết quả trận đá cá độ, tuy nghèo nàn với lạc rang lạc luộc, quá lắm là nồi lẩu gầu bò nhưng bao giờ bọn này cũng ầm ĩ nhất, chúng nói cười thật sảng khoái, thi thoảng lại cùng nhau đứng dậy hô.
-Một..., hai..., ba..., zô!
Đôi khi, số tiền đá độ không đủ, chúng uống rượu, vừa rẻ vừa chóng ... phê.
Ngồi trong lán là bọn cầu lông, bóng bàn, bọn này tuổi đời thường cao hơn, ít ồn ào hơn, đồ nhậu trên bàn cũng ... tươm tất hơn, ngoài đậu lướt ăn với mấy cọng kinh giới chấm mắm tôm, thường thấy nầm dễ nướng, đuôi bò hầm, ngẩu phín hầm thuốc bắc... Nguồn kinh phí cũng có khi là những trận đánh độ nhưng thường thì họ chia nhau mỗi người mời một hôm.., đa số trong họ là những người có công ăn việc làm nhưng đều ở mức trung bình thấp, cả về thu nhập và địa vị.
Ngồi trong những phòng kính đề chữ VIP, có điều hòa nhiệt độ thường là bọn tennis, cánh này nếu không đi ô tô thì cũng xe máy loại sang như @, Dylent, Vespa... Thể nào cũng có một hai thằng bụng to, trán hói..., những thằng không béo bằng, ít tuổi hơn thường là các “đệ” đi để làm “quân xanh”, cổ võ, vác vợt và ... trả tiền.
Đồ nhậu của họ không như những bọn ở ngoài, thường là đồ hải sản tươi sống như sò huyết, cá song, cá mú..., họ chỉ uống vài vại cho đỡ khát rồi thì dùng ... rượu tây, họ cũng không ồn ào như những bọn kia, phần nào vì phòng kín, âm thanh ở ngoài không lọt vào được nên không phải nói to, vả họ có nói thì ở ngoài cũng chỉ thấy cái mồm mấp máy chứ cóc nghe thấy gì...!
Tôi và anh bạn bóng bàn bước vào trong cái khung cảnh ấy, mụ Thảo béo lừng lững như cái cột đình cháy dở, vai đeo túi dết đựng tiền to như cái ba lô, tay phải cầm cuốn sổ nhỏ, chốc chốc lại nhận một cục tiền từ những đứa thu ngân cho vào bị rồi rút bút ghi ghi vào sổ, mụ cũng không ngớt miệng nhắc các công đoạn khẩn trương phục vụ khách.
-Có ngay...! Có ngay...! Này con...! Tám bia bàn 10 ngay đi...! Các chú chờ lâu quá rồi đấy...!
Nhìn quán bia hoạt động tôi cứ nghĩ về những cái gọi là “Thông tin liên lạc”, chẳng có trường lớp nào, chẳng có huấn luyện tập rượt gì, chẳng có chủ trương trung ương, chẳng có văn bản hướng dẫn mà mọi việc vẫn đâu vào đấy, nhanh như điện...! Có lẽ tổ chức xã hội loài ong loài kiến cũng xuất phát một cách tự nhiên như thế này.
Khu bếp chỉ ngót chục mét vuông, một cái lò than lửa xanh lè liếm vào đáy thùng nước dùng tổ bố như những cái lưỡi ma chơi..., ba cái bếp khò cũng phun lửa xanh lét, kêu phù phù..., những anh đầu bếp cổi trần làm việc như diễn trò, hết băm băm chặt chặt rồi quay phắt ra sau, hất vào chảo..., tiếng mỡ nổ rào rào, lửa bùng lên như người ta phun săng làm xiếc vậy...!
Khởi đầu từ tứ phương, tám hướng những cái lệnh của thực khách
-Tám bia nữa em ơi...!
-Hai đậu lướt...! Hai lạc... em ơi...!
-Ba muống luộc...! Ba đuôi bò hầm...! Mười tám bia..., mà thôi..., bốn mươi bia luôn đi...!
Nhà hàng có chiêu câu khách bằng những loạt bia đầu có tỷ lệ “Hoàng Hoa Thám” cao hơn, khách biết được nên thường gọi liền mấy vại.
Những cô bé cậu bé mặc đồng phục, mồ hôi mồ kê nhễ nhại tất tưởi bưng đồ ăn thức uống tới, bưng bát và cốc đi.., những cái cốc chỉ còn dính bọt, chồng lên nhau cao có khi hơn một mét, chúng cắp nách hai chồng như thế đi như múa qua đám đông hỗn loạn, miệng vẫn không ngớt truyền tin
-Tám bia bàn 12...!
-Hai đậu lướt, hai lạc bàn 16...!
Từ khu bếp, chốc chốc lại có tiếng.
-Ba ngẩu đã xong...!
-Năm lẩu thập cẩm đã có...!
Những thông tin đến và đi nếu vô tình bị ngưng ở đâu lập tức đã có mụ Thảo Béo nhắc nhở.
-Cá mú hấp sì dầu VIP 3..., nhận chưa...?
-Đã nhận...!
-Trả đậu cho 12 kìa...! Chúng mày nghe thấy chưa...?
-Vâng...! Vâng...! Có ngay...!
Chỉ có mỗi một kẻ thật sự nhàn rỗi, đó là con chó của chủ quán, nó đủng đỉnh, thản nhiên và cũng đánh võng như những đứa trẻ bưng bê, từ gầm bàn này qua gầm bàn khác, nhặt những miếng xương còn nhiều thịt nhất lẫn trong nhoe nhoét những giấy ăn, cọng rau sống, vỏ lạc phủ kín trên nền.. Thi thoảng có thực khách khó tính xua đuổi, nó chỉ nhìn trâng trâng rồi lại lặng lẽ đánh võng qua những bước chân người ngang dọc sang bàn khác chứ ... không thèm chấp...!
Mùi mỡ cháy, hành phi, từ trong bếp bay ra, lẫn với mùi bia thấm dưới nền nhà bốc lên chua loét, mùi thum thủm từ những đôi tất của bọn đá bóng căng trên những đôi giày lấm đất..., tất cả hợp lại thành cái gọi là ..., mùi bia Thảo Béo.
 Khói từ bếp bay ra, từ cái khay to tướng phía trên có con bê quay mà bộ xương cứ lộ dần, lộ dần ..., từ những vỉ nầm nướng rải rác ở các bàn, trộn với khói thuốc lá thuốc lào khiến cái quán mù mịt sương khói.
Nếu không có những câu truyền tin của nhà hàng thì tai chỉ được hứng một thứ âm thanh rào rào, không rõ là gì bởi chúng là tạp âm của những tiếng nói rất to, bàn nọ phải át tiếng bàn kia thì đối tác gồi ngần mới hy vọng lĩnh hội được..., tiếng cười, tiếng chạm cốc và tiếng ... gặm xương, gặm sụn...!
Sau này, cách tổ chức của những quán bia nổi tiếng Hà Nội như Hải Xồm, 19C Ngọc Hà, CLB quân đội có khác đi, sạch hơn nhưng với tôi, bia Thảo Béo vẫn ... ấn tượng nhất...!

Cũng tựa như bây giờ vào quán phở cứ phải ngồi bàn cao lại nhớ “Phở cúi” một thời...!