Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

LÃNG PHÍ (Thơ cũ)

LÃNG PHÍ
Bao phí phạm, chưa giàu nên kệ
Chỉ nhăm nhe bỏ túi phần trăm

Nhà văn hóa to cao hoành tráng
Chửa bàn giao, cửa mục sàn bong
Nhện chăng thành mớ lòng thòng
Người dân tập hát ngõ trong, đường ngoài

Sân vận động đua nhau màu sắc
Kiểu dáng chi, Âu Á chi chi
Làm xong chẳng biết làm gì
Đá bóng ngoài phố, sân thì thả trâu

Đèn đường phố, ban ngày cứ sáng
Chả mừng chi loang loáng sắc màu
Đỏ, vàng, xanh, chỉ thiếu nâu
Ngựa xe giật thót tưởng màu công an

Chất lượng vội vã lấp đi
Tô son trát phấn kịp khi quan về
Ề à buông kính hả hê
Tiệc mừng, rượu nịnh, bốn bề vỗ tay

Tượng đài như nấm khắp nơi
Huyện khoe ông tướng xã thời nhà văn
Nơi đổ rác chân tay toe toét
Chốn hoang vu trích hút, xì ke
Hồn ông mấy bận mò về
Sợ dính món hát i vê, ông chuồn...!

Đài liệt sỹ không ai dám cãi
Nắm xương tàn mẹ kiếm vợ mang
Đau thương cất ở họ hàng
Vinh quang ngoài ấy là vinh quang gì?

Chuyện lãng phí một đi một thấy
Huệ với ơn nghe ngấy tận tai
-Lãnh đạo, ông ấy rất tài..!
Về Huyện một phát tặng hai công trình
Dân nghe, không biết giật mình
Quan cho, tiền ấy, tiền mình chứ ai

Đường lên giàu mạnh còn dài
Vì tham nên cứ ra oai bốc giời...
Bao giờ cho đến được nơi
Bao giờ cho hết cái thời u mê

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

SẮP TẾT-Nói chuyện đào (tiếp và hết)

Về thế cây.
Những gốc đào thế tôi không có trình độ để bàn, nhiều lắm và phức tạp lắm, nào Mẫu-tử, nào Tứ trụ, nào Ngũ xà... chỉ biết rằng thế cho ra thế thì hiếm lắm, đa phần uốn éo lung tung rồi người bán lòe mấy ông trọc phú sẵn tiền.
Những thế có chữ Xà hay Long, người ta khắc lên thân cây giả làm vây rồng vẩy rắn, nom cứ điêu điêu..., thế mà cũng ối thằng chết.
Những năm sau này, đời sống khá hơn, dân lao động không phải méo mặt lo từng lạng thịt ngày tết nữa, đó cũng là những năm cực thịnh của làng hoa Nhật Tân. Đào ra bao nhiêu cũng hết, người lắm tiền chơi đào gốc, đào thế, kẻ ít tiền cũng mua về một cành và cái thế phổ biến nom như cái lơm úp ngược hay cái ly uống rượu vang khổng lồ..., bất luận cành, nụ, hoa thế nào.
Văn hóa “Phát triển” mê tín cũng “Phát triển” không biết từ đâu lại sinh ra cái mốt chuộng những cành có ít lá, gọi là “Có lộc”.
Nói chung tâm lý thích to và nhiều, cành to, tán to, nhiều hoa, nhiều “Lộc”.
Những lần chơi “Đào vẽ” ngày xưa mách bảo tôi rằng cái hay của cành đào đến từ sự tách cành, cành tách ra từ thân, rồi lại tách ra nhánh rồi mới đến nhánh tận. Cái gốc thế trực tách ra cành, nhánh ngả xuống rồi những nhánh càng tiếp theo lại vươn lên mới tạo nên nép đẹp cành đào chứ không phải cái lơm úp ngược hay cái ly tròn xoe ấy.
Về nụ và hoa.              
Đương nhiên những nhánh tận to như cái đũa ăn cơm, màu nâu đất sẽ cho những nụ mập mạp hứa hẹn một bông hoa to, tươi, đầy sức sống, ngược lại những cảnh nhỏ như que tăm, màu xanh thường cho những nụ và hoa vừa nhở vừa nhăn nhúm, mau héo.
Đương nhiên nhiều nụ là tốt (Người sành điệu không thích chơi quá nhiều nụ) nhưng cần để ý đến tuổi của những nụ ấy, nếu cùng một tuổi, cành đào sẽ nở tung trong hai ba ngày rồi... làm củi. Ngắm cành đào cần biết ngày mai, ngày kia những bông nào nở và những ngày sau đó nữa, nhờ vậy người ta có thể ước tính cành đào chơi được bao lâu.
Nếu ai đó nói rằng cành đào tết thể hiện cái văn hóa của người Bắc cũng không sai, đó là từ cái màu nâu đất của cành và sự bền bỉ của hoa.
Một lần vào Sài Gòn xin việc, chạy hết cửa này cửa khác chả ăn thua gì, ra ga Hòa Hưng mua vé về Hà Nội lại gặp ông Giám đốc bệnh viện nọ, biết chuyện ông ta bảo tôi quay lại. Nói chuyện một hồi, ông ta chỉ tay về phía tôi bảo.
-Tôi nhận anh về viện, anh sẽ phải làm Phó giám đốc phụ trách toàn bộ những vấn đề chuyên môn cho tôi, tôi sẽ giúp anh, việc di chuyển gia đình như hộ khẩu, nhà cửa.., đổi lại anh phải làm việc, làm việc để nuôi vợ con anh, nuôi Bệnh viện và cũng là góp một phần nuôi vợ con tôi.
Cách đặt vấn đề rất Thẳng rất Nam nhưng khi anh cả tôi (Cũng sống ở Sài Gòn từ lâu) mời đi nhà hàng thì anh ta từ chối, ông rút một cục tiền đưa cũng bị từ chối, ông Giám đốc bảo.
-Tôi và các anh đều là người Bắc, vậy chúng ta cứ cư xử với nhau theo kiểu Bắc, ngày tết, anh có thấy người Nam chơi Mai, người Bắc chơi đào không..., ở trong này nóng, cành mai nở rực rỡ nhưng qua mấy ngày tết là hết, trong khi cành đào Bắc thì cứ nở dần có thể chơi đến ra giêng...!
Tôi vội bắt tay để ngắt lời anh.
-Tôi hiểu, cảm ơn anh...!
Nói về đào thì thằng Chi Móc Cống vẫn là thần tượng của tôi, hôm ấy, cái lần về phép ấy, chắc khoàng 23-24 thàng chạp gì đó, sau một ngày ngắt hoa, khi trời đã ngả chiều, sương đa giằng mù mịt phủ kín mặt hồ, đã thấy chút se lạnh theo làn gió nhè nhẹ, nó đuổi khéo.
-Thôi! Mày về đi...! Xem có giúp bà già cái gì.., tết nhất đến nơi rồi...! Để tao cắt cho một cành về mà cắm...
Nãy giờ hỏi những cành đẹp nó đều bảo những 2-3-4 trăm đồng, nghe mà vãi linh hồn, phụ cấp 12 đồng, bạn bè ăn cắp đồ quân đội bán được rồi ủng hộ mà cũng chỉ mang về được ngót ba trăm, đưa mẹ hết rồi, trong túi chỉ còn hai ba chục bạc, giờ nó nói thế tôi ngại.
-Thôi, nhà tao chơi mận..., mày đừng...
-Đe...èo... mẹ! Mày có câm cái mồm đi không..! Tao biếu bà bô chứ biếu mày đâu...!
Rồi nó cầm cái cưa hết ngó ngó cành này lại nghiêng nghiêng cành khác, cuối cùng nó chỉ một cành nghiêng sát mặt nước.
-Lấy cành này nhớ..., được đấy..., mà đe...èo mẹ! Nhà mày thì cũng chỉ chơi cho nó có đào chứ biết đéo gì...!
Tôi thoáng tự ái, tự ái vì câu nói của nó, tự ái vì cái cảnh đào nom khiêm tốn quá.
-Chi ạ...! Hay...!
-Đe..èo mẹ! Chê à..., được đấy...!
Miệng nó nói, tay nó cắt rồi buộc vào sau xe đạp cho tôi, tôi chào nó không mấy mặn nồng, một cảm giác tui tủi khi dắt xe lên đường (Quãng ủy ban quận Tây Hồ bây giờ)
Đường ngày ấy, giờ ấy vắng lắm, mãi mới ngang qua một người nhưng ..., hình như mắt ai cũng đổ dồn về phía cành đào.
-Cành đào đẹp quá nhỉ...! Bao nhiêu đấy anh bộ đội...?
-Dạ...! Bạn tôi cho...!
-Đẹp quá...! Chắc không dười 50 đồng...!
Tôi giật mình..., 50 đồng ư...! Nếu cố lắm nhà tôi cũng chỉ dám mua một cành cỡ 20 đồng. Lại một người khác cố đạp theo hỏi.
-Bao nhiêu cành này mà đẹp thế ông anh ơi...!
-Bốn mươi đồng anh ạ...!
-Ối..! Mua đâu mà rẻ thế...!
-Của người quen anh ạ!
-Ừ..! Thế chứ...!
Lại người nữa
-...
-Sáu mươi đấy bác ạ...!
-Ừ, đẹp quá...!
Cái cành đào lúc nó ngả xuống mặt hồ nom bé tý vậy mà đến nhà nó mới to làm sao, không cắm được vào cái lọ lục bình nhỏ phải lấy cái chum tương mới vừa.
Ngày ấy tết còn “Cổ truyền” lắm bà con trong họ, trong xóm làng lần lượt đến nhà nhau chúc tết, tôi ở chiến trường về nên hình như nhiều người đến hơn, ai cũng tấm tắc, nhiều người nói.
-Chà chà...! Chưa bao giờ thấy cành đào đẹp đến thế này...!
Rằm tháng riêng, cưới ông Viện, một chiến sỹ giải phóng quân trở về sau mười mấy năm không tin tức, đích thân cụ Hương Long sang mượn mẹ tôi cành đào về trang trí bàn cô dâu. Mẹ tôi hớn hở
-Cụ cứ mang về cho vui cửa vui nhà, không phải mang trả đâu cụ ạ...!
Cành đào mới nở hết khoảng ba phần tư, đứng bên nhà tôi nhìn chéo sang, dễ đến ba trăm mét vẫn thấy nó rực rỡ trong đám cưới.
Kể chuyện đào mà không nói chuyện ông Bền thì thiếu.
Anh Bền là nghiên cứu sinh trong nước khóa đầu tiên, ông này giỏi lắm những cũng ..., Ngang lắm, luận án của anh vì thế mà “Già tháng” không “Đẻ” được.
Anh ở bộ môn Nội thần kinh, từ ngày làm phẫu thuật thần kinh nên tôi biết anh nhiều hơn, một chuyên gia về điện não.
Giỏi mà ngang thì thiệt thòi, các học trò đều đã “Gà sống thiến sót (Gs, Ts)” cả, họ làm chức này vị nọ, riêng ông thầy thì cứ lẹt đẹt, lẹt đẹt thế nhưng có gì khó lại phải ông mới được.
Ông ở riêng với cậu con trai trong một căn họ nhỏ tại ký túc xá ĐH Y, Cậu con trai làm cái nghề có sắc phục riêng mà ông và nhiều người không ưa, có lần ông nấu cơm rồi ngồi chờ nhưng khi thằng con vui vẻ ngồi xuống bàn thì ông lại đứng dậy.
-Một là mày vào thay quần áo, hai là mày ăn trước đi... chứ nhìn bộ quần áo của mày tao không nuốt được.
Xin các bạn đừng cười, hãy thông cảm với nỗi khổ của người trí thức.
Một lần giáp tết, tôi đang lang thang đường Cầu Giấy ngắm hoa thấy người đàn ông trong bộ quần áo mưa lấm lem bùn đất, dắt cái xe 82-89 cũng lấm như người ông ta vậy đang trả cành đào 60 nghìn..., cành này làm gì mà trả cao thế, nghĩ vậy nên tôi để ý.. ô..., có phải ông Bền.
-Em chào thầy! Thầy đi đâu mà lấm lem thế này...!
-Dũng à...! Mình vừa ở quê lên.., đang định mua cành đào...
-Anh định mua cành này chứ gì...? Anh đã thật ưng ý chưa...? Nếu chưa, để em chọn cho anh cành khác...!
-Ừ.., mình cũng ưng rồi.., nhưng họ không bán...!
Quay sang cô bán đào, tôi bảo.
-Ông này là Giáo sư Bác sỹ giỏi, thầy của tôi đấy...! Ông í không biết gì về đào đâu, chị nói bao nhiêu...?
-Em nói 80 nghìn.., bác í trả 60 rồi...
-Nếu tôi mua, cành này chỉ 40 nghìn thôi! Nhưng thầy tôi trót trả rồi..., nào, chị có bán không để tôi mua tặng thầy cành khác...!
Mụ bán hàng bẽn lẽn, khi tôi rút tiền trả mụ đưa lại mười nghìn.
-Em lấy bác 50 thôi!
Ông Bền cứ há mồm chả hiểu gì.
-Thế mà tao trả 60 nó không bán..., để anh...
Ông nói và thọc tay vào túi.
-Anh sinh ra để đọc điện não, không phải để mua đào.., em biếu anh mà..., thôi, anh về đi.
Mặt ông Tiến sỹ già tháng cứ đần thối, tôi phải giục mấy lần mới nổ máy chạy đi, người và xe lấm lem, i như một tay buôn đào hạng tệ.


SẮP TẾT-Nói chuyện đào

Chẳng phải nhà văn hóa, cũng đếch phải nhà Sinh vật cảnh, càng không phải nhà Sử học như ông Dương Trung Quốc hay Lê Văn Lan.., cũng cóc đủ kiến thức mà noi theo cụ Nguyễn Vinh Phúc nghiên cứu Hà Nội.. Thế nên chả hơi đâu tìm hiểu xem cái thú chơi đào ngày tết có ở Hà Nội từ bao giờ? Có ở đất nước này từ bao giờ? Có trên thế gian từ bao giờ...? Đào Nhật Tân nổi tiếng từ khi nào...?
Nhưng thực ra là biết đấy.., có từ ..., từ ... từ lâu lắm rồi...! Ai dám bảo sai...?
Những năm 60, nghèo lắm nhưng cũng lạ lắm, làng tôi cách hồ Gươm có chục cây số mà quê một cục, cứ vào tháng chạp là cả làng cùng ngóng, ngóng nhiều thứ, ngóng cây đào nhà cụ Hai Triển trổ nụ, đơm hoa nhưng chủ là yếu ngóng cánh nhà cụ Chánh Đức và cánh nhà cụ Phủ Toản mang đào về nhà thờ. Họ sinh sống làm ăn ngoài phố, có khi cả năm không thấy mặt nhưng tết nào họ cũng về dọn dẹp, bày biện bàn thờ và bao giờ cũng có một cành đào.
Nói đúng hơn thì cả làng tôi ngày
đó chỉ hai nhà ấy mua đào, chơi đào ngày tết..! Trước nữa, chắc..., chỉ những nhà “Có hạng” mới có cái thú ấy.
Cũng cần nói qua về hoa tết ngày đó, những năm 60 ấy, chủ yếu là cúc Vạn thọ, nghèo kiết xác thì hơi đâu để ý đến hoa với hoét nhưng hễ có thể là người ta mua một đến hai khóm về trồng vào những cái chậu, chậu men đã hỏng hay thậm chí cái thúng con rồi bọc giấy báo ra ngoài, để ở giữa nhà hay ngoài hè ngoài sân.
Nhà tôi có cây mận, năm nào mận trổ hoa đúng tết thị mẹ sai tôi cắt một cành cắm vào cái lọ lục bình nhỏ để lên bàn thờ, năm mận nở sớm hay muộn thì bà cắt hai cây chuối con cắm vào đôi lọ lục bình to (Những tài sản hiếm hoi còn sót lại sau CCRĐ).., thế thôi mà nom bàn thờ đã tươi hẳn lên, tết hẳn lên.
Trở lại với cái thú chơi đào ngày tết, tại sao những lúc hưng thịnh cũng như tối tăm nhất, ở cái xứ nhiệt đới này, mùa xuân trăm hoa đua nở mà tết cứ phải chơi đào mới được...?
Câu hỏi ấy làm khổ tôi từ lâu lắm rồi, từ ngày học lớp 4 lớp 5, mỗi dịp tết lại sưu tầm những hình cành đào trên báo rồi vẽ lên cái bảng học để.., “Nhà mình có đào”.
Và câu trả lời đầu tiên cũng đến từ ngày ấy, năm nào cũng vẽ, xem mãi, vẽ mãi bỗng một lần ngộ ra, phải chăng nụ và hoa là biểu trưng cho trẻ trung, cho sinh sôi nảy nở, thế nhưng nụ và hoa ấy lại bật ra từ những gốc, những thân xù xì già cỗi, từ những cành nâu sẫm nom tưởng như không còn sức sống..?
Ứng với thời tiết, mùa xuân vươn mình đứng dậy từ mùa đông lạnh lẽo lụi tàn. Ứng với vòng đời, thế hệ mới được sinh hạ và phát triển từ ông bà, cha mẹ cũng như những nụ và hoa kia khoe màu đua sắc từ những cành những thân, những gốc già nua vậy.
Ngoài ý nghĩa chuyển mùa, ý nghĩa cội nguồn, dường như đào còn là biểu tượng cho sức mạnh của sự sống.
Thế nên khi đào trở thành thú chơi, từ những cây đào ăn quả dần bị ép thành cây đào cảnh hay còn gọi là đào hoa (với ý chỉ để chơi hoa) bao giờ người ta cũng ngắt hết lá trước tết hàng tháng (Tùy theo thời tiết, rét, nắng, mưa nhiều hay ít), phần để hoa nở vào đúng dịp tết, phần để tạo nên cái tương phản giữa gốc, thân, cành và hoa ấy.
Ngày xưa cũng có nhưng mấy năm gần đây nhiều hơn những người thú chơi “Đào rừng”.
Đào rừng với nét đẹp tự nhiên (không bị ép), thân bám đầy địa y, hoa thường to và cũng thường là loại đơn chứ không kép như đào cảnh, loại này có thể có lá nhưng tốt nhất vẫn là những cành ít hoặc đã trút hết lá.

Tôi hiểu biết thêm một chút về đào là nhờ thằng bạn đồng ngũ, thằng Chi Móc Cống, con cụ Phấn, một nghệ nhân đào lừng danh ở thôn Đông Nhật Tân.
Tết năm 1977 được về phép (Nó đã xuất ngũ từ trước), hai thằng ngả ngốn trong cái lều bên Hồ Tây, hàn huyên một lát rồi nó phải đi làm, việc của nó là ngắt những bông hoa đã nở và sắp nở, tôi ngạc nhiên hỏi.
-Sao hoa đang đẹp lại ngắt đi..? Mà ngắt thế này bao giờ cho hết..?
Nó cười bảo.
-Mày ngu lắm..! Mà phải thôi.., chúng mày biết đéo gì về đào..!
Hóa ra nó chỉ ngắt những cành mà sớm mai sẽ được cắt mang ra chợ và cũng kỳ lạ thay, những cành đào sau khi ngắt bỏ những bông hoa nom “Trẻ” hẳn ra, “Tươi” hẳn lên, nó giải thích.
-Cành đào chỉ đẹp nhất khi có một vài bông chứ nở toe toét ra thì còn chơi đéo gì nữa.
Và cũng từ đó tôi mới biết rằng nắng nhiều thì hoa nở sớm, ngược lại rét nhiều thì hoa nở muộn, hoa nở không đúng dịp tết thì vườn đào coi như ... làm củi, thế nên nghệ nhân trồng đào nắm rất vững những quy luật thời tiết cùng những kỹ thuật đối sách phù hợp.
Về cành, nó bảo.
-Những cành gầy nhỏ, da xanh thì chỉ bán cho loại như chúng mày, thấy rẻ một tý là mua.., cành phải mập..., nom như cái đũa ăn cơm í.., màu nâu đất nhưng phải bóng, nhìn kỹ có nét tươi.
(Còn tiếp)

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

NGUYỄN VĂN TÝ!

Bên trang Hoa Mai có bài về nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.
Ông thuộc thế hệ tài năng, những sản phẩm cuối cùng của nền giáo dục "Lai căng, lạc hậu".
Không nhớ trong tổng kết chiến tranh người ta có nhắc đến những nhạc sỹ, ca sỹ...?
Riêng tôi cho rằng nếu Đế quốc Mỹ có B52, bom Na Pan, hàng rào Mác Ma Na Ra... thì Việt Nam có Bài ca năm tấn, Đường cày đảm đang, có Chiếc gậy Trường Sơn và có cả Việt Nam đường chúng ta đi. Nếu Mỹ có những phi công nhà nghề thì Việt Nam còn có Hoàng việt, Huy Du, Nguyễn Văn Tý...
Chiều hôm qua, đang sơn cái giàn hoa thì một anh mang vợ tới nhờ khám hộ cái tay, ba câu đã nhận ra lính quân đoàn 2, anh khoe bức ảnh một nhà báo chụp khi đang vượt sông Bến Hải năm 72.
Nhắc tới những ngày tháng khủng khiếp ấy, hai anh em hỏi nhau.
-Cái gì khiến ngày ấy chúng ta "Hăng máu" thế...?
Hôm nay, đọc Hoa Mai.., một phần câu trả lời đã tới.., có phải những bài hùng ca đã góp phần tạo nên khí thế...?
Có phải một nhà thơ lớn, đến cuối đời đã "Khác người" vì tỏ ra "Băn khoăn quá mức" về những vần thơ của mình trong chiến tranh...?
Chuyện cũ..., thôi..., chả nhắc làm gì bởi lúc ấy là phải thế...!
Hoàn cảnh đất nước tạo nên thế hệ Nguyễn Văn Tý, và thế hệ ấy đã cháy hết mình để cống hiến cho non sông đất nước. Nhưng:
Anh Thắng (Người vượt sông Bến Hải) năm nay 63 tuổi, với 5 năm chiến trường, giờ không một đồng trợ cấp,  sống nhờ hánh hàng của vợ (Bán quà sáng ở chợ Đồng Xa) và Nguyễn Văn Tý với..."cả lương hưu cộng với tiền bản quyền bài hát thỉnh thoảng được trả thì thu nhập một tháng của ông chỉ có hơn ba triệu đồng.." (Hoa Mai).

Biết ông đang sống lẻ loi, cô đơn sau tài sản khổng lồ những ca khúc lừng danh, muốn tới động viên mà không được, thôi thì vọ vẹ mấy vần gửi ông theo kiểu:

Em muốn thành mây
Vỗ về làn sóng
Ru anh năm tháng
Nốt nhạc ngày xưa
Em vẫn tôn thờ...!
Nhớ cái thủa "Đi xây hồ Kẻ Gỗ'
Lấm đất bùn vẫn "Dáng đứng Bến tre”
Quần áo lấm lem, một buổi chiều hè
Vẫn kiêu hãnh như "Bài ca năm tấn"

=-=-=-=-=-=

Mới sinh ra đã được "Mẹ yêu con"
"Xây chiến lũy" trong tâm hồn từ đấy
"Tiếng chim hót trên đồng đay" vui vậy
'Một khúc tâm tình..." để nhớ mãi người ơi..!
Đã hào quang, đã sáng cả bầu trời
“Mẹ vá áo”, "Em đi làm tín dụng"
“Tiễn anh lên đường”, vững bước “Vượt trùng khơi”
Ngày “Múa hát mừng chiến công” ắt tới.
Như “Dòng nước quê hương” chở phù xa bồi tưới
Sẽ “Ru người...”, ru mãi “... trăm năm”
Việc bận, đường xa, không thể tới thăm
Thêm nốt nhạc, gửi tặng ông... Văn Tý...!

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Vớ vẩn nhặt được bài thơ...!

Có việc vào Mail, thế nào lại nhặt được bài này, đọc lại thấy hay hay, đem ra đây ... khoe!

Nắng anh gay gắt
Mây anh bồng bềnh
Nắng anh đổ lửa
Mây anh cần cù

Gió anh gào thét
Mưa anh tái tê
Thơ anh cũng thế
Nặng như câu thề

Ơi con chim chiều
Để mây che nắng
Ơi cánh buồm vắng
Để gió đưa về

Nắng ở ngoài đê
Cuối trời mây bạc
Gió vào tiếng nhạc
Sáo diều vi vu

Thành lời thơ du
Ngủ yên em nhé
Bước chân nhẹ khẽ
Anh lại lên đường...!

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

NHỮNG LIỆT SỸ HOÀNG SA NGHĨ GÌ...?

Trang Saumietvuon (Blogtiengviet) có bài "Không quên Hoàng Sa".
Dịp này, thấy nhiều bài tương tự trên các trang mạng tiếng Việt.
Hơn bốn mươi năm trước, có những người trai Việt đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc-Đó là câu chuyện lịch sử
Bây giờ, hình như có xôn xao dư luận:
-Có vinh danh không?
-Ai vinh danh?
-Gọi các anh là gì..?
Đó là việc của mỗi cá nhân, tập thể, không ai ép buộc ai.
Tự đặt mình vào cương vị những người lính anh hùng ấy để xem họ nghĩ gì, muốn gì ở những người đang sống.


Thôi về đi ! Về đi!
Đừng thắp hương, thả hoa, khấn vái
Đừng khóc than nước biển mặn lắm rồi
Đừng nói gì xin hãy mặc chúng tôi
Dưới đáy biển, tan lâu rồi, Hải chiến

Hãy về đi! Về đi!
Đừng cãi nhau thêm mãi làm gì
Chúng tôi:
Là người Việt, giữ biên cương là đủ
Mặc cho ai chối đi tình máu mủ
Ai hận thù không gọi đó chiến công
Hãy về đi mà ngắm lại non sông
Mà gìn giữ
Đừng thả hoa xuống biển!

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Lỡ bước...!

Mặc cho con vợ nó hết đẩy đĩa bưởi Diễn lại bưng khay chuối, toàn những thứ vườn nhà, gí tận mặt, lão Bác sỹ không thể cầm lấy một thứ, có cái gì ghê ghê cứ ư ứ lên cổ chỉ chực nôn ra...
Hỏi thăm rồi, cho quà rồi, nhìn thẳng vào mắt nói với bạn mấy lời rồi ..., đứng dậy ngay thì “Bất thường” quá nhưng lão tự thấy chẳng còn lý gì, chẳng còn việc gì để ngồi lại ngoài thương thằng bạn, thương một kiếp người.., lão cố ngồi, cố méo mó gượng cười trước con vợ nó để thằng bạn hãnh diện ...!
Mười giờ đêm, con đường chạy dọc đê sông Nhuệ vốn đã vắng lại càng vắng, lão Bác sỹ tấp xe vào đường, hạ cửa.
Nếu không có hơi lạnh ùa vào thì có thể nói cái gió thật sự vô vị, vô vị theo đúng nghĩa của nó..., chỉ một quãng nữa thôi, qua cái cầu Noi, con sông sẽ thật sự là cái ao tù chứa đủ loại nước cống, mùi sẽ ghê gớm, cái mùi của Hà Nội thời nay.., đoạn này ngay cửa Cống Chèm thường được thông với sông Cái nên còn khá, chưa có cái mùi ấy.
Ngày xưa, những đoạn đê thế này, vào giờ này, thể nào cũng bắt gặp mùi hương của hoa cỏ thơm thơm, ngai ngái... Bây giờ, khu này nhà cửa còn thưa lắm, những ông to ở trong phố mua những lô đất lớn, xây tường bao, làm cổng, trồng mấy thứ cây rồi bỏ đấy..., mùi cây cỏ thể nào cũng có.., cũng còn..., nhưng chắc đã bị trung hòa với đủ thứ mùi khác từ những khu dân cư nên trở thành vô vị.
Lão Bác sỹ đứng tựa vào thân cây cau tây to như cái cột đình, kéo một bên cổ áo che gió châm thuốc, nhìn xuyên qua những bông lau, những vòm ổi, mặt sông phẳng như gương, in hắt những bóng đèn bên kia, thi thoảng lại nhay nháy như ma chơi.
Rít hơi thuốc thật dài rồi ôm ngực ho khù khụ, nước mắt túa ra, giữa chốn đồng không mông quạnh, lão Bác sỹ kéo ống tay áo khoác lên, dùng ngón trỏ bên kia móc một vạt ở cái đông xuân chùi lên mắt.., cái động tác vốn lão rất ấn tượng, động tác “kéo áo chùi nước mắt” luôn làm lão xiêu lòng.., đứa trẻ bị bắt nạt, cô gái bị người tình bỏ rơi, người cha nhìn đứa con là bệnh nhân của lão yếu ớt, hấp hối..., và đôi khi.., chính bản thân lão.., cái động tác ấy mới buồn tủi làm sao..! Bất giác, hình như lão khóc thật...! Kiếp người sao ngắn và bạc bẽo đến thế...!
Thằng Hùng cùng học với lão từ ngày lớp tám, nó không có bố, đúng hơn là mẹ nó cấm không được hỏi về bố, bà làm cấp dưỡng ở một nhà máy, hai anh em nó vì thế có sổ gạo, tem thực phẩm, đời sống có vẻ khá hơn chúng bạn.
Hết việc ở nhà bếp, mẹ nó làm thêm, có hôm thấy bà tả tơi về nhà, người đỏ quạch bụi gạch, giắt đôi găng to xù cũng tả tơi, cũng đỏ quạch vào bờ rào..., bà bốc gạch ra lò để lấy thêm tiền nuôi anh em nó.
Nghèo hơn, đói hơn, rách hơn nhưng ngày ấy lão Bác sỹ thương bà lắm, những sự hy sinh lặng lẽ bao giờ cũng làm cho lão rơi nước mắt.
Thằng Hùng có quần áo lành lặn, có cái Phượng Hoàng xích hộp màu cánh trả đến trường thế là tươm tất lắm...!
Lão Bác sỹ kéo hết khóa cổ áo cho đỡ rét, có cái gì vương vướng nơi cổ họng, lão lại kéo xuống, lại ho một hồi rồi đờ đẫn tựa vào cái cây...
Vì sướng hơn nên thằng Hùng hư sớm hơn, cái hư đầu tiên là nó học không giỏi, đẹp trai, nhà giàu, hình như nó đến lớp để khoe và nghịch ngợm chứ không phải để học..., tất nhiên, nó trượt tốt nghiệp rồi đi học cơ khí.
Được cái nó đá bóng hay lắm, vì đá bóng mà được nhận vào cơ khí Đại Mỗ, rồi nhờ giao lưu bóng đá mà xin được một chân trên tàu Thống nhất.
Những năm 80 của thế kỷ trước, đi tàu Thống nhất là giàu có, nó mua được đất, làm được nhà, cưới vợ cho thằng anh rồi mua xe máy...
Mỗi chuyến ở Sài Gòn ra dù đã lỉnh kỉnh hàng họ nhưng không bao giờ nó quên đồ ăn thức uống cho mẹ, chất đầy vào tủ lạnh, nó nhắc bà ăn hết rồi lại đi chuyến khác.., lại mua..., nó thương mẹ và nó đang biết cách thương mẹ.
Không phải là mẫu đàn ông tỷ mỷ, những việc bếp núc, nhà cửa nó chẳng mó tay bao giờ nhưng lại ưa, lại ham kỹ thuật, giữa hai chuyến tàu, nó vật những cái Honda 67 tung ra chiếu, hỳ hục tháo, rửa, lắp, khi thì của nó, lúc giúp mấy ông hàng xóm, bọn hàng xóm khôn vặt, nhờ nó sửa vừa không mất tiền vừa không sợ tráo phụ tùng, nếu đồ hỏng quá lại nhờ nó mua hộ từ Sài Gòn, vừa được đồ tốt lại rẻ hơn ngoài chợ trời. Nó biết nhưng vẫn vui vẻ giúp, trước hết vì nó ham cơ khí, sau nữa, nó giúp người ta với hy vọng khi nó vắng nha, ngộ mẹ nó cần gì người ta sẽ giúp lại.
Đó là những ngày đẹp nhất cuộc đời nó, nó có tiền hơn người, nó chăm được mẹ, hỗ trợ được cho anh...
Cái gì cũng có khởi đầu và kết thúc, quãng đời đẹp đẽ ấy lẽ ra còn dài dài nhưng kể từ khi rước con vợ này về nhà, cuộc đời nó coi như chấm hết.
Ngày ấy, vừa kết thúc cuộc trường kỳ kháng chiến cả nước liên tục mất mùa, Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc, Khơ Me Đỏ đánh sang biên giới phía Nam.., chiến thắng thì chiến thắng, vẻ vang thì vẻ vang đấy nhưng đất nước điêu tàn, dân đói ngơ đói ngác..
Những chuyến tàu chạy Sài Gòn-Hà Nội không phải chỉ đưa người vào Nam tìm đất mới, không phải chỉ phục vụ nhu cầu đi lại công tác, thăm hỏi của người dân sau hai mươi năm cách biệt mà trên những con tàu ấy, dưới những sân ga mà nó đi qua không biết bao nhiêu người đã sống được nhờ nó.
Những người bán hàng rong, những bọn ăn cắp, lừa đảo, đĩ điếm, chấn lột, cô giáo vào Nam công tác mang theo mươi cái bếp điện Liên Xô, qua Nam Định lấy vài yến su hào, bắp cải, hành ta, gạo nếp..., tất cả đều thành hàng, đều có lãi khi đến Sài Gòn ..., quay ra, người ta mang rất nhiều đồ nhựa, vải vóc, quần áo, những thứ ở Sài Gòn vẫn còn mà Hà Nội chưa có bao giờ.
Người ta cả năm mới được đi một chuyến, giấy tờ rắc rối lắm mới mang được ít hàng đi về thế mà cũng kiếm được một món, thằng Hùng cứ mười hai ngày lại được một chuyến, nó cần cù nhặt nhạnh, chả mấy đã được cái tài sản như thế.
Cái Lan quê ở vùng trung du nghèo nhưng có truyền thống “Buôn tàu bán bè”, có lẽ vì nghèo quá người ta phải tha phương cầu thực, mãi thành nghề truyền thống. Nó theo chị em lên tàu Thống nhất làm ăn, có trời mới biết chúng làm ăn những gì, chắc thoạt đầu cũng su hào, gạo nếp, khoai tây đưa vào, đồ nhựa mang ra...
“Mèo già hóa cáo”, khi đã quen việc và đặc biệt là quen người, bọn nhân viên trên tàu, bọn công an cả trên tàu và dưới ga đã biết mặt, quen hơi, chúng đã biết lả lơi tươi cười đúng chỗ, đúng lúc, đúng người thì hàng của chúng cũng đa dạng phong phú hơn, hàng đặc chủng và hàng ..., quốc cấm.
Thằng Hùng gặp cái Lan, trai chưa vợ, gái chưa chồng.., có trời mới biết chúng làm những gì trên đoàn tàu chạy dài đất nước ấy.
Cuối năm, lão Bác sỹ mổ cho một thằng trẻ con, té ra bố nó làm trưởng tàu của thằng Hùng, một hôm, sau chuyến công tác, thằng trưởng tàu mang một túi xoài to đùng đến tìm, thằng Bác sỹ cảm động, ngỡ nó cảm ơn hóa ra nó đến để nhờ một việc hệ trọng.
Sau một hồi rào trước đón sau, nó ngập ngừng trình bày.
-Ông là bạn thằng Hùng, và nó là quân của tôi.., trên tinh thần trách nhiệm với nhau.., tôi hy vọng ông bảo được nó...
-Có gì ông cứ nói...                                                  
-Chúng tôi làm ăn với nhau đã lâu, thằng nào cũng khá cả rồi, bây giờ thằng bạn ông nó yêu và định lấy con Lan ...
Hóa ra cái Lan đã từng chinh chiến đủ thứ, khi chỉ là đú đởn để thỏa mãn dục vọng, khi để thoát một trạm kiểm tra, lúc để xin lại những thùng hàng đã bị bắt...
Với bọn nhân viên trên tàu, cái Lan như quả bóng được truyền hết người đàn ông này qua người đàn ông khác. Những lúc nhàn rỗi, bọn đàn ông kháo nhau.., đứa nào, mấy lượt, ở những đâu, có gì đặc biệt...
Quả bóng được truyền đến thằng Hùng và có vẻ sẽ ở lại mãi với nó, Thằng Hùng tốt tính, nhanh nhẹn, chăm chỉ nên được bạn bè yêu mến, vì yêu mến nên chúng không thể, không muốn thằng Hùng giữ mãi quả bóng ấy.
Chúng xì xào bàn nhau và cuối cùng thằng trưởng tàu đã tổ chức một cuộc họp, nó đại diện cho anh em nói thẳng với thằng kia.
-Nó đã ngủ với tất cả chúng tao, bây giờ nếu còn muốn bạn bè thì mày không được lấy nó, hoặc mày lấy nó thì sẽ không còn bạn bè gì nữa ..!
Không hiểu sao, đến thế mà thằng Hùng vẫn không thể tỉnh ra.
Lão Bác sỹ đã bỏ ra một buổi với bạn, thằng Hùng thừa nhận tất cả nhưng khẳng định rằng chúng yêu nhau thật lòng và sẽ cùng nhau xây đắp tương lai... Cảm kích trước tình yêu, lão bác sỹ đã khuyên bạn.
-Người ta bảo: “lấy đĩ về làm vợ chứ đừng lấy vợ về làm đĩ” tao không phản đối, nếu nó thực lòng thì mày phải quên và tha thứ cho quá khứ, tuy nhiên, cũng vì thế mà cần thử thánh kỹ hơn, lâu hơn.
Nó ừ ừ ào ào nhưng rồi chẳng cưới xin gì, con Lan cứ về ở hẳn với thằng Hùng.
Thế rồi lão trưởng tàu lại đến.
-Ông phải nhắc bạn ông ngay, nó buôn hàng quốc cấm, tuy chưa biết cụ thể, chính xác nhưng không giấu được chúng tôi đâu, đặc biệt công an họ đã đặt vấn đề rồi.., nguy hiểm lắm đấy.
Lão Bác sỹ hộc tốc đến nhà bạn thì nó đã lên đường từ mờ sáng, chồng đi rồi, con Lan thắp hương cầu xin cho chuyến đi an toàn, chả biết bắc ghế thế nào, nó ngã một cái đau điếng đang nằm rên ư ử.
Không tiện ngồi lâu, lão Bác sỹ chỉ mới nói bóng gió về sự an toàn để làm ăn lâu dài, dường như hiểu ngay, con Lan bảo.
-Bọn em cũng định làm nốt chuyến này rồi nghỉ.
Chuyến ấy thằng Hùng bị bắt ở Quảng Nam, tang vật là 16 kg trầm hương. Con Lan bụng mang dạ chửa vào “chạy” cho chồng, thế mà nó chạy được, mấy tháng sau thằng Hùng ra tù.
Mất việc nhưng sẵn vốn chúng mở công ty kinh doanh tổng hợp, chẳng biết làm ăn những gì nhưng đến khi bị bắt ba toa thuốc lá sợi đang trên đường từ Lạng Sơn vào Sài Gòn thì gần như chúng khánh kiệt, thằng chồng bỏ trốn, con vợ xuốt ngày ở nhà làm cơm tiếp khách, nhiệm vụ của nó là trấn an và đuổi những người chủ nợ ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt, càng êm càng tốt.
Khánh kiệt, chúng nó đau khổ nhưng lão Bác sỹ lại mừng, lão khuyên chúng hãy làm lại từ đầu, hãy biết để không làm những việc quá khả năng của mình.
Không hiểu có phải vì nghe lão mà sau vụ ấy chúng buôn gà, thằng nhân viên tàu thống nhất hôm nào giờ đen đúa, đi cái xe 81 đời đầu cũ rách, lúc nào cũng hôi hám mùi gà.
Như ông Nguyễn Du nói:
Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt con người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
cho thanh cao mới được phần thanh cao..
Thì dường như con người ta sinh ra đã có số phận, mỗi người đều có một cái khoảng nhất định, khoảng của thằng Hùng là làm thợ .., đá bóng và cơ khí là nghề của nó, mang lại cho nó những thuận lợi ..., cần cù làm anh nhân viên trên tàu mang cho lại cho nó tiền bạc và đời sống khá giả..., giá như nó biết thế để đừng nghe vợ ôm trầm hương, đừng làm giám đốc công ty dưới sự chỉ đạo của vợ thì đâu đến mức lao lý, đâu đến mức khánh kiệt.
Bây giờ, khi nó trở về với chính mình, chính những việc cần cù ấy thì hình như Trời đất, thánh thần lại phù hộ nó, việc buôn gà phát tài lắm.
Nhưng chỉ tích được chút lưng vốn, chúng lập tức nghĩ ngay đến hình thức kiếm nhanh hơn, nhàn nhã hơn .., và quan trọng nhất, chúng phải là “Ông bà chủ”, không thể làm anh “lái gà” mãi được.
Đời sống xã hội thay đổi đến chóng mặt, bọn con trai con gái không tìm hiểu nhau ở công viên, những nơi vắng vẻ thơ mộng nữa, sau vài lần đi ăn, đi hát, đi sàn là chúng dắt nhau vào nhà nghỉ.
Vẫn là người Việt Nam, mới hai chục năn trước, người ta dễ dàng cắn răng chịu đựng để chờ đợi nhau, “Ngoại tình” là thứ xa lạ và xấu xa lắm, một người ngoại tình, cả gia đình, dòng họ, xóm làng, cơ quan xấu lây. Thế mà đùng một cái “Ngoại tình” thành mốt..., những sếp với nhân viên, những nhân viên với nhau, những người buôn thúng bán mẹt với xe ôm, phu hồ, cửu vạn..., tất cả mang nhau vào nhà nghỉ..., nhà nghỉ mọc lên như nấm, ở đâu cũng dễ dàng nhìn thấy, cứ vài cây số lại có một khu Trung tâm, chuyên canh nhà nghỉ.
Để có một không gian riêng tư, an toàn, tha hồ tâm sự, mặc sức ân ái người ta tiếc chi vài trăm nghìn, trong khi đồng vốn, là ngôi nhà, hầu như không mất đi, nếu tính cả bảo kê, nuôi công an, cán bộ địa phương thì kinh doanh nhà nghỉ vẫn là thứ “Một vốn bốn lời”.
Bán ngôi nhà ngoài phố, chúng dồn hết vào xây và làm cái nghề kinh doanh ấy, quen việc và thấy hời, con Lan vay vốn ngân hàng mở thêm, tạo thành một “Liên hiệp các xí nghiệp nhà nghỉ”. Nhu cầu trả lãi thúc bách cộng với máu muốn giàu lớn mà nhanh chóng dắt nó đến những ổ chứa, những tay ma cô chăn dắt .., tất cả nhằm sử dụng tối đa công xuất của khu liên hiệp.
Trò đời muốn câu cá to thì mồi cũng phải to, thính cũng phải lớn nhưng bản chất con Lan là nông dân, nó có thể chi phần trăm sòng phẳng cho cánh chăn dắt nhưng những phong bì cho các sếp lại tăng lên không “Xứng tầm”. Mà có xứng tầm đi chăng nữa thì các đồng chí sếp cũng chỉ bảo kê được cho nó ở một giới hạn nhất định, của Phường, Quận mà thôi.
Công an thành phố kiểm tra đột xuất thế là bao nhiêu vốn liếng, lời lãi, “của thiên lại trả địa”, nhận của khách rồi lại nộp cho công an, kiểm sát, tòa án.., có thế mới thoát tù. “Còn người là còn tất cả” không phải chúng không hiểu điều đó.
Những lúc có tiền, con Lan về quê với tư thế ngẩng cao đầu, mọi người nhìn nó như vĩ nhân, khi nói tất cả cùng lắng nghe, ý kiến của nó bao giờ cũng có tính quyết định...
Khi hầu bao đã rỗng, khi gánh nặng nợ nần hành hạ, dẫu người ta có đối xử thế nào nó vẫn tự ty, vẫn mặc cảm.
Khi tiếng nói không còn được gia đình, xóm láng nghe tắc lự nữa nó mới thấy những người xung quanh khốn nạn làm sao, một lũ “Ăn cháo đái bát”, nhưng họ là ai, là anh trai chị gái, là chị dâu anh rể, là cháu nội cháu ngoại...
Ngày giỗ bố, không được giữ vai trò trung tâm chỉ đạo nữa, con Lan giở chứng ..., cả nhà xanh mang thấy nó hút thuốc phì phèo, ực cả bát rượu rồi phán những lời của người quá cố.
Thằng Hùng hốt hoảng đến lão Bác sỹ.
-Mày đến xem hộ vợ tao..., nó tâm thần hay bị ma làm í..! Cả nhà tao đang hoảng loạn hết cả lên...!
Biết đầu đuôi, lão Bác sỹ bảo.
-Mày đưa nó đến đây, nhớ mời cả bà ngoại, các chị nó nữa.
Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, lão Bác sỹ nghiêm mặt nói với con Lan.
-Anh nghe nói em bị ma nhập, có đúng như thế không..? Bây giờ em nói gì với mẹ, với chồng và các chị đi..., nhớ rằng anh có trách nhiệm với bạn, nếu em nói lời của người khác anh sẽ tát cho lật mặt ra đằng sau đấy.., ma có giỏi thì vật chết anh đi...!
Con Lan cúi mặt, lão Bác sỹ tiếp.
-Không nói à...! Vậy thì thôi..., bỏ ngay cái trò ấy đi...! Về mà chăm chỉ làm ăn nuôi con.., nhớ rằng bất cứ ma nào, nhập vào em ở bất cứ đâu anh cũng đến để cho nó một trận...
Mọi sự cố gắng của lão Bác sỹ và bạn bè đều vô hiệu, sau đận ấy, nó tiếp tục vờ vịt nhưng thằng chồng không đến tìm, không dám ho he hóc hách gì với đám bạn nữa.
Văn hóa đảo lộn hết cả, nếu nhà nghỉ mọc lên như nấm thì Đình, Chùa, Miếu, Điện cũng phát triển toán loạn, mới hôm nào còn là chốn linh thiêng tĩnh mịch, nay ồn ào náo nhiệt hơn cả chợ... Xã hội “Phát triển” không chỉ mọc lên những tòa nhà to cao mà nơi thờ cúng cũng nhiều hơn, to hơn, số bát hương ở mỗi nơi như thế cũng tăng lên gấp bội...
Nếu kinh doanh nhà nghỉ là “Một vốn bốn lời” thì kinh doanh thần thánh “Một vốn” phải “Mười lời”... Để có một hai giờ đồng hồ thỏa mãn với người tình người ta không tiếc một hai trăm, để củng cố niềm tin người ta sẵn sàng chi vài triệu, vài chục triệu.
Cái Lan lại bán nhà, mua mảnh đất này mở phủ. Chả phải học hành gì, nó cứ nói bừa mà cũng ối người tin ..., người ta tin nó đến mức khiến nó cũng tin chính mình, đến mức nó dám mời lão Bác sỹ đến phủ của nó để lễ.
-Thiêng lắm anh ạ...! Đấy..., cả Giáo sư A, nhà sử học B, cả ông C ở thành ủy cũng về lễ và thừa nhận là phủ em thiêng...!
Tất nhiên là lão Bác sỹ không đến, tất nhiên là lão không quên nhắc nhở nó.
-Cô quên tôi là ai rồi à...? Cô quên lần trước đến đây tôi nói gì à...?
Cái gì cũng vậy, đã chạy theo mốt tức có lúc thịnh lúc suy, cái phủ vừa ồn ào lên một tý thì suy thoái kinh tế..., suy thoái toàn cầu không chừa đất nước nào, suy thoái không chừa mảnh đất kiếm tiền nào..., nguồn “Tiền chùa” không còn đủ cấp cho những ông quan bậc trung nhậu nhẹt, ôm gái và đi cúng lễ..., hàng loạt cơ sở sản xuất khinh doanh, dịch vụ đóng cửa..., người ta không đi xin nữa bởi có xin cũng chả được.
Những điểm cúng lễ “Công lập”, nổi tiếng, truyền thống như Chùa Hà, Bia bà, đền bà Chúa Kho... khách còn vãn hẳn nói chi đến cái đền “Tư lập”, “Tự lập” của nó..., thế là xôi cũng hỏng, bỏng cũng không, phủ đền lập đấy, mâm, khay sẵn đấy mà chả ai mang oản đến nữa...
Kể từ khi thôi buôn gà, kể từ khi lập liên hiệp nhà nghỉ, thằng Hùng chính thức lệ thuộc vào vợ..., nó ít rồi vĩnh viến không đến những cuộc gặp gỡ bạn bè nữa, vài đứa kháo nhau.
-Mỗi lần, nếu vợ đồng ý, nó chỉ cho 50 nghìn thôi..., đèo mẹ...! Đổ bình săng là vừa hết...! Thủng lốp thì dắt...!
Ngôi nhà chúng làm từ thời đi tàu Thống nhất, to như cái biệt thự, có sân rộng, vườn cây.., thế mà tự nhiên mẹ nó ở đấy lại ...“Không hợp” nữa, tự nhiên mẹ nó lại “Hợp” với tầng ba ngôi nhà 45 mét vuông của chị vợ hai thằng anh nó cho dù bà đã gãy chân một lần. Tuổi tác và những năm tháng tần tảo nuôi con khiến bà lão quỵ xuống nhanh chóng, tiểu đường, tai biến mạch não và con cháu nhốt cái xác bà trong căn buồng tối tăm hôi hám.
Một hôm, thằng Hùng lại đến tìm lão Bác sỹ.
-Mày về thăm bà giúp tao một tý...!
Chỉ hỏi vài câu, lão Bác sỹ biết tỏng rằng thằng bạn chỉ muốn sự xuất hiện của lão bên mẹ để vợ chồng nó “Hết trách nhiệm”. lão từ chối thẳng thừng.
-Tao sẽ đến thăm bà, nhưng là đến thăm chứ không phải khám bệnh, bà già yếu như thế, lắm bệnh như thế, tao đến khám được việc gì..? Nếu cần xét nghiêm, chiếu chụp, siêu âm thì làm thế nào...? Tại sao mày không đưa bà đến đây...?
-Ôi..., tôi bận lắm ông ơi..!
Không thể thương thằng này được nữa, lão Bác sỹ nổi đóa.
-Mày bận cái gì..? Mày có phải Thủ tướng chính phủ không...? Mà mày bận đến mức không thể đưa mẹ mày vào viện...? Mày về đi.., và đừng bao giờ coi tao là bạn nữa, tao không bạn với cái thằng bất hiếu như mày...!
Lão Bác sỹ còn dùng nhiều lời lẽ thô thiển nữa khiến các điều dưỡng, bệnh nhân và người nhà họ há mồm ngạc nhiên .., vừa mới nhẹ nhàng là thế sao bỗng chốc tuôn ra một tràng những ngôn từ đầu đường xó chợ...
Như đoàn tàu đã quá hạn sử dụng từ lâu lại không được chăm sóc bảo dưỡng kịp thời, dầu đã cạn kiệt khô cứng, sắt đã rỉ hết, gỗ đã mục hết..., bà cụ vào viện và thằng Bác sỹ không thể làm được gì.
Sau đám tang, thằng Hùng lại đến tâm sự với lão.., ngày xưa nó hào hoa thế, sao bây giờ nó thiểu não thế.
-Bây giờ mày nghe tao, tuy muộn nhưng còn kịp.., đừng làm cái trò lừa bịp ấy nữa.., tao sẽ cung cấp để mày ra đường bơm vá xe rồi chúng tao sẽ hùn vốn cho mày mở cửa hàng xe máy ..., đấy mới là nghề của mày ..., ít ra cũng đủ cho mày sống.., mà sống một cách đàng hoàng..!
Mặt thằng Hùng méo xệch.
-Đã nhiều lần tao định thế rồi..., nhưng nó ..., đéo cho...!
Như có cục chì bằng vốc tay rơi bịch từ cuống họng xuống bụng lão Bác sỹ..., hết thuốc chữa cho mày rồi Hùng ơi.., sao mày lại có thể khốn nạn đến mức này cơ chứ...!
Mới rồi nghe tin thằng Hùng bị ung thư ..., ghét thằng bạn, ghét cái đền và ghét nhất con vợ nó nhưng không thể làm khác ..., hôm nay lão Bác sỹ đến thăm bạn...

Một cơn gió từ phía sông Cái thổi về, những cái lá cau tây xào xạc, lão Bác sỹ rùng mình, có cái gì vương vướng trong cổ, ớn lạnh dọc theo sống lưng..., rít hơi thuốc thật dài, đốm than rực lên trước miệng đủ cho lão nhìn thấy mấy ngón tay và cái sống mũi của mình ..., không biết có phải hồn thằng bạn vừa theo cơn gió ấy...!

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Kỳ lạ trang mạng CHÂN DUNG QUYỀN LỰC...!

Số lượng các trang mạng xã hội là vô kể, từ trước 12/2014 tôi thường vào trang Bùi Văn Bồng rồi qua đó tham khảo tin tức, bài viết trên Quê Choa, BBC, Vietnamnet, Giáo dục Việt Nam, Thanh Niên, QĐND ...
Sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt, chỉ còn Bùi Văn Bồng là trang quan tâm. Gần đây thấy trang Chân dung quyền lực (CDQL) với một số nhận xét cho là kỳ lạ.
-Không như những bài viết trên Quê choa, Bùi Văn Bồng, Huỳnh Ngọc Chênh.., hay Anh Ba Sàm, trương Duy Nhất (đến trước khi bị bắt), họ đả động đến chính quyền thường bằng cách gián tiếp khiến người đọc ít nhiều phải suy nghĩ mới hiểu ngụ ý, CDQL nói toạc móng heo, tên tuổi những người lãnh đạo cao cấp cụ thể cùng những thông tin, chứng cứ, hình ảnh.., xem ra rất cụ thể, ở thời buổi này khó mà nói được là nên tin hay không!
-Sau khi trang Quê Choa biến mất thấy số lượt truy cập vào Bùi Văn Bồng tăng vọt, tôi vừa ước tính cứ năm giây lại có một lượt truy cập mới, con số này không ăn thua gì nếu so với CDQL, chữ số nhảy gần như liên tục (Với khoảng nửa giây một lượt truy cập). Trang BVB xuất hiện từ lâu với lượng bài mà CDQL không thể so sánh nhưng đến giờ phút này, tổng số lượt truy cập mới gần đạt 12120000 trong khi con số này ở CDQL đã trên 13130000.
Đọc giả cũng gồm nhiều loại, mỗi loại lại có những món “Khoái khẩu” của mình, ví như đa số người lao động, những người người thờ ơ với thời cuộc, những diễn biến chính trị văn hóa của đất nước thì chỉ quan tâm đến: Cướp, Hiếp, Giết, Lừa đảo, Cờ bạc, Chửa hoang, Loạn luân...
Những người quan tân một cách dè dặt như tôi thì ngoài những trang báo Đảng (Sự thật, Nhân Dân, Thanh Niên...), thường vào Giáo dục Việt Nam, Vietnamnet.., và cũng thường mê những trang như Quê Choa.
Vậy đọc giả của CDQL là những ai mà ghê gớm thế...?
-Đọc CDQL tôi nhớ cách đây mươi năm đã từng mê xem những bộ phim hình sự Trung Quốc, không phải tôi mê những pha, những tình tiết lâm ly rợn người, không phải tôi khoái những cảnh đuổi bắt, bắn súng, đấm đá... Tôi bị hấp dẫn bởi khi xem cứ có cảm giác đang xem những chuyện thật của Việt Nam vậy.., thì đúng thôi, hai nước láng giềng, chung ý thức hệ, cái gì họ có mình cũng có...
Những gì đọc được trên CDQL cũng vậy, cứ y như đang xem phim hình sự...!
-Cái tên CDQL gợi nhớ “Chân dung đối thoại” của Trần Đăng khoa, tôi tự hiểu rằng trang này giới thiệu chân dung các nhân vật quyền lực của Việt Nam và nhân loại.
Gần đây trang tập trung những bài viết về ông Nguyễn Xuân Phúc với những chi tiết rất cụ thể, tỷ mỷ..., tôi không nói rằng tôi tin đó là sự thật hay không phải sự thật nhưng người đọc dễ dàng có cảm giác chủ trang là “Đối thủ trực tiếp” của nhân vật và một khi đã như vậy thì người đọc không thể không hoài nghi.
Khi ông Phùng Quang Thanh có những phát biểu “Quyết liệt” thì ngòi bút CDQL lại được quay về phía ông với những cái tên, cái biệt thự, những Công ty, những mánh khóe, những chứng cứ rất cụ thể, cũng y như phim hình sự TQ vậy...!
-Điều lạ nữa là với tính chất những bài viết, với lượng truy cập như vậy mà trang vẫn tồn tại.
Sự tồn tại này khiến nhiều người đã đặt những câu hỏi: Ai đứng sau CDQL? và mỗi người có những câu trả lời khác nhau:
-Một nhân vật quyền lực hơn quyền lực?
-Một lực lượng, một thế lực chống đối, thù địch Đảng CSVN, nhà nước CHXHCNVN...? Được một nước lớn, “Thù địch” dung dưỡng...?
-Một nhân vật “Vô danh tiểu tốt” nói cho “Sướng” miệng...?
-Một “Miếng” võ của các nhà chống tham nhũng theo kiểu “Rung cây dọa khỉ” hay “lấy độc trị độc”...?
Tất cả còn là bí ẩn!
Riêng tôi vừa đọc vừa tự nhủ phải luôn luôn cảnh giác với những gì bất thường!


Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

TẶNG NGƯỜI TÊN CÓ VẦN ... ANH...!

Ông Anh ơi, hỡi ông Anh
Khôn hồn thì hãy ngậm nhanh miệng vào
Ông tưởng ông ở trời cao
Dân nghe ông nói thế nào cũng tin
            
Trên ông, bảo: “Chỗ nào cũng thấy...”*
Tham nhũng chi, lợi ích chi chi
“Bầy sâu” bầy bọ gì gì
Ông nghĩ chưa lộ, là vì ông ngoan..?

Từ hôm có cái giàn khoan
Lời khen chưa thấy, thấy toàn lời chê
Không biết ông tỉnh hay mê
Không biết mình đã thuộc về bầy sâu ..?

Tài sản ông lấy ở đâu ..?
Chỉ lương ngần ấy mà giầu thế a
Này ông có biết người ta
Thắt lưng buộc bụng nuôi nhà ông không

Giờ ông mở miệng nói ngông
Càng nói càng thấy ông không hiểu gì

Khôn ngoan, ông hãy im đi...!

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

LỜI NHẮN NHỦ..!



LỜI NHẮN...!
Mấy hôm nay lạnh quá!
Khi trời đổ lạnh, người ta thường nghĩ đến vật nuôi cây trồng để tìm cách khắc phục nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại.
Nhưng còn có một thứ tài sản lớn hơn, vốn vẫn được cho rằng luôn quan tâm đầy đủ rồi... Đó là người già!
-Người già thường gày, lớp mỡ, lớp cơ teo đi tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường
-Người già thường "Ý tứ" với con cháu, không muốn kêu ca nên nếu "Rét một tý" thường cố chịu.
-Người già đã qua những năm tháng khổ cực thiếu thốn để nuôi chúng ta, cả đời họ đã chịu rét rất nhiều và thường nghĩ rằng: "Mình đã từng chịu rét hơn thế này..., có sao đâu...!"
-Người già thường tiết kiệm đến mức hà tiện, họ không chịu dùng những cái chăn mới, nhường cho con cháu mà không biết rằng những thứ đó không đáng gì với chúng.., họ tiếc từ điện đến độ bền của cái lò sưởi..
"Hơi rét một tý" nhưng kéo dài với cái cơ thể dễ mất nhiệt nếu không gây hậu quả tức thời (Đột quỵ-tử vong) cũng gây những hệ lụy từ đó.
-Thân nhiệt được cói là một trong những "Chỉ số sinh tồn" của cơ thể, khi mất nhiệt, cơ thể có những phản ứng để bảo vệ sự tồn tại nhưng mất đột ngột, mất kéo dài những phản ứng ấy không còn giá trị nữa và cũng mất luôn.
-Phản ứng co mạch ngoại vi (Nổi gai ốc) vô tình tống một lượng máu lớn vào trung tâm, với những người cao huyết áp, những người có bệnh mạch máu (Hầu hết người trên 60 tuổi đều có) thì đây là điều kiện để vỡ mạch não và tắc mạch tim.
-Co mạch ngoại vi còn làm nặng thêm những bệnh vốn có về xương khớp...
Bởi vậy:
-Hãy lo cho người già trước khi nghĩ đến trâu bò, lợn gà và hoa màu!
-Những người nghĩ là mình "Hiếu thảo" hãy mặc một bộ đồ mỏng, ngồi bên cạnh bố-mẹ rồi tìm mọi cách để mình thấy ấm là được...!
*lưu ý:
-Chớ sưởi bằng than tổ ong nhé, độc lắm đấy!
-Nếu không có đồ điện, có thể dùng than hoa nhưng đã cháy hồng đều (Không còn nhiều khói)
-lượng nhiệt cung cấp trong phòng phải cộng thêm để bù vào một luồng thông khí, bởi nhất định phải có một lượng không khí vào và ra khỏi phòng, đặc biệt nếu nhà bạn dùng những loại cửa nhựa (quá kín)
-Cuối cùng thì: Đừng nghĩ người già cũng như mình. Cha mẹ già là "Của để dành" đấy! Không chăm sóc được họ thì dù tính toán đến đâu, cúng bái, lễ lạt thế nào..., làm ăn cũng không gặp gỡ được đâu, thua thiệt sẽ đến bất kỳ đấy!

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

NGẮM NGƯỜI ĐANG CẤY...!

Trên trang PHAM DUY DUC Blogtiengviet có bài thơ

Em vào vụ cấy chổng mồng mông
Lận đận cả ngày có sướng không
Rét đậm tràn về mùa đông giá
Mưa phùn sỉa sói cái lưng hông
Mẹ ngồi cười nịnh dâu giỏi thế
Yêu nằm vui hót sướng hơn chồng
Xoạc cẳng lăn dài mươi ngày ngấm
Lăm săm cả vụ ngước cổ trông...
Duy Đức 08/01/2015@ 04:15
 
Chả hiểu gì về đường luật nhưng nghĩ: Rét thế này mà cắm chân vùi tay xuống bùn...! Thành quả lại rẻ mạt nhưng người nông dân vẫn phải làm.., phải làm cho ra hạt gạo mới hòng cho con đóng tiền học (Không biết có nên cơm cháo gì không), mới hy vọng mẹ già vào viện có cái mà ... lo! 
 
Xem người đi cấy, bác thương không
Nước buốt, gió tê, cứng cả đồng
Tiền học tháng này, con chửa đóng
Bảo hiểm bệnh bà, có như không
Nước giá không bằng lòng người buốt
Gió lạnh sao bì thế thái đông
Nhắm mắt tay đưa, thây đời ngấm
Hở mông, lộ cẳng, mặc người trông...!

Chuyện sáng nay của Bs TRUNG HÍP!

Áng chừng ca mổ kéo dài, Bác sỹ Trung Híp vào quán gọi tô bún..., đâng ăn thấy một ông ôn bước vào nhanh toanh tochs
-Cháu ăn bún bò.
-Ừ! Có ăn được hành không..?
Cô chủ quán hỏi
-Được ạ..!
-Hừm..! Ghê nhỉ, từ ngày vào đội là ăn được hành
Ông lão ngồi đối diện với Trung Híp, râu tóc back phơ buông đũa nhìn theo thằng cu một lát rồi cười khùng khục, thấy lạ, Trung hỏi
-Bác cười..?
-Thì đấy, thằng này từ ngày vào đội ăn được hành...
-Vâng...
-Anh có biết khi vào đoàn nó sẽ ăn được gì không..?
-Dạ...!
-Thịt chó...! Khi vào đoàn nó sẽ ăn được thịt chó..!
-À.., vâng!
Thế khi vào..., và làm cán bộ quản lý nó sẽ ăn được những gì anh biết không...?
-Dạ.., uống rượu tây!
-Vâng! Rượu tây thì hẳn rồi.., nhưng nó còn ăn được nhiều thứ nữa mà trước đó nó không thể ăn được...!
-Ý bác là...?
-Là đất.., là nhà.., là đường.., là vàng, đô la.., là tiền thuế của dân, tiền viện trợ... ăn được tuốt...!
Trung híp phì cười, một sợi bún văng cả vào râu ông nhưng lão không cáu, hai thằng cùng cười ngặt nghẽo...!

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Lại đến BÀ CHÚA KHO

Chủ nhật chả có việc gì, rét..., mấy bận thò cổ ra rồi lại kéo chăn..., ngủ. Chuông điện thoại reo.
-A lô! Anh bận không...?
-Anh đang ngủ..., mà có việc gì đấy...?
-Đi Bà chúa kho không..?
-Anh có buôn bán gì đâu...? Mà lễ mãi có giàu đâu..., thôi..., em đi đi...!
-Ai khiến anh lễ...!
-Thế đi làm gì...?
-Lái xe cho em...!
À..., nhớ rồi, cô em có cái Altis nhưng chỉ tự đi loanh quanh, chửa dám ra khỏi Hà Nội bựn nào.
-Thế có được ..., thụ lộc không...?
-Sao lại không...!
-Ô Kê...! Đi...!
Khác với mọi khi, đền vắng hẳn, trong bãi chỉ mươi mười năm cái ô tô..., kinh tế suy thoái, thánh thần cũng..., vạ lây.
Một cái “Biển xanh” duy nhất nhưng hình như cố tình đỗ nghênh ngang cho thiên hạ thấy..., chắc nhân vật “Ác” đây!
Trên đường đã hỏi chúng nó (Ba cô giáo) đã chuẩn bị đồ lễ đầy đủ chưa.., đủ rồi..., thế mà vẫn vào một nhà..., họ líu tíu bày mâm, viết sớ, mình để ý dãy Ki ốt đang bị phá dở dang.., những miếng vữa màu trắng lộ rõ những hạt vôi chứng tỏ được xây từ thời 90.
Chợt nhớ lần đầu đến đây, chắc cũng dịp ấy, cả quả đồi này còn hoang vu, mái đền thấp tè với duy nhất một bà cụ thủ đền.
Theo chúng nó vào, lẩm bẩm khấn.
-Tôi tên là... ở... hôm nay theo chúng bạn đến đây, xin Bà chúa phù hộ cho quốc gia dân tộc được thật sự độc lập, xin bà chỉ bảo cho các đồng chí làm kinh tế để dân bớt khổ..., xin cho các cháu mạnh khỏe, học hành thành đạt, xin cho tôi được khỏe mạnh, tỉnh táo để viết Bờ Lốc tiếng Việt hiệu quả...!
Liếc sang chúng nó thấy chỗ nào cũng quỳ, khấn vái rồi lầm bẩm những gì lâu lắm.., rồi lại gieo quẻ, cứ như “Nhà nghề” í.
BIA CÔNG ĐỨC
Lang thang vãn cảnh, ừ.., cái địa thế hay, lưng chừng một quả..., quả gì nhỉ.., núi thì hơi thấp, đồi thì hơi cao, đứng ở cổng nhìn xuống là cảnh chúng sinh, trên cao sau lưng là nới Bà chúa ngự tọa.
Bỗng thấy một dãy bia đá, tuy được gắn vào một bức tường có mái, hoa văn rồng phượng hẳn hoi nhưng lổn nhổn, cái cao cái thấp, béo gầy, nhỏ to..., họ nghi cái gì thế thỉ...? Hóa ra là bia công đức, cái thì chỉ ghi “Bia công đức”, cái oai hơn “Bia vàng công đức”, người nhiều nhất hơn trăm triệu, bức hoành, đôi câu đối..., người ít nhất 500 000..., sao nghi nhiều thế nhỉ...? Một dãy đến chục mét những cái bia lổn nhổn như vậy.., tò mò tìm thêm thì thấy ít nhất có ba khu như vậy, một trong ba khu ấy là cả cái nhà tròn, bên trong chứa một cái khung hình trụ ba tầng có thể xoay được, mỗi tầng gắn những tấm bia có thể xoay để đọc hai mặt..., vẫn thế, năm trăn, một triệu, năm triệu...
Người mình háo danh thật...!
Nhớ hôm về Bệnh viện huyện mổ, thấy trước cái cây có cái cột trụ bê tông, trên đặt tấm bia đá “Cây Kim Giao, đồng chí: ..., Chủ tịch Huyện trồng tặng”..., bây giờ ở đây, người ta bỏ 500-1 triệu để thật tâm công đức hay để mua lấy dòng tên mình trên bia đá..., đố ai biết...? Bởi nhẽ đã thật TÂM thì không cần khắc bia và đã cần khắc bia thì coi TÂM ..., bớt thật..!
Ba cái khu để bia công đức ấy đủ phá vỡ cảnh quan ngôi đền vốn được coi là chốn linh thiêng.., thiết nghĩ, nhà đền chỉ cần lập cái bia ghi ngày tháng khởi công, hoàn thành và .. “Với tấm lòng công đức của khách thập phương”..., thế là đủ.
SỰ TÍCH            
Lần đầu đến đây đã nghe bà thủ đến kể, đã một lần đọc tài liệu..., giờ trong khuôn viên đến có đến ba cái bia được xem như giới thiệu sự tích Bà Chúa, một cái lớn ở ngay cổng vào có nội dung “Hơi khác” so với hai cái còn lại và một trong hai cái còn lại được đặt trong cái nhà tròn, có bát hương và mâm bồng hẳn hoi..., buồn cười lắm cơ..., để ý thấy nhiều người đi hùng hục, cứ chỗ nào có bát hương là rút tờ tiền lẻ đặt lên, khấn vái lia lịa.., đồ rằng quá nửa trong họ không biết mình đang vái cái gì..!
NHÀ TƯỞNG NIỆM BÁC HỒ
Chúng nó còn lễ “Kỹ” lắm..., rồi còn lễ tạ, hóa vàng nữa, lang thang cho hết, trèo lên đỉnh sẽ có cảm giác rất lạ, nếu đứng ở đền nhìn xuống là cảnh dân chúng sinh sống thì đứng trên đỉnh đồi thấy ngay đưới là chốn thờ cúng, dưới nữa mới là cảnh sống, xa nữa là đường quốc lộ số 1, bên trái là sông Cầu, bao quanh là đồng ruộng, nơi xưa kia Bà Chúa động viên dân chúng khai khẩn đất hoang, trồng cấy và tích trữ lương thảo...
Đứng trên đỉnh thấy tại chỗ thì tĩnh nhưng có thể quan sát những ồn ào phố thị ngay dưới chân, con sông và những cánh đồng khiến ta dễ dàng nhớ về lịch sử...
Về kiến trúc, đền Bà Chúa tựa lưng vào núi nên có cái thế ấm ở sau lưng, kín ở hai bên và thoáng đạt ở phía trước, người ta xây nhà tưởng niệm Bác Hồ ở khoảng đất trống trên đỉnh núi..., có vẻ trống trải quá...!
Ân đức Bác Hồ trải rộng khắp non sông đất nước, thấm vào từng lòng dân nên việc lập đền thờ hay nhà tưởng niệm là đúng lắm nhưng thấy ngôi đền này cứ thế nào..., ngoài sự trống trải thì hai kiến trúc, hai nhân vật lịch sử, cùng trên một quả núi lại cái thấp cái cao...
Bác Hồ là người khai sinh ra chế độ này, tức là gần gũi hơn với thế hệ đang sống, con cháu đến tưởng niệm người ít nhiều có khác những cháu chắt đến thắp hương dâng lễ ở đền Bà Chúa..., giá như Bắc Ninh chọn một vị trí khác đẹp hơn, trang trọng hơn, thuận tiện hơn...!
BỨC TƯỜNG CỔ
Lối lên nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây mới nhưng lại cắt ngang một bức tường cũ dày đến ba bốn mươi phân, đến tận nơi không thấy vết gạch, vữa..., cạy thử thấy như một thứ hỗn hợp đất sỏi..., lạ nhỉ, đắp đất hay đổ bê tông...? Được làm từ bao giờ...? Thời Lý-Trần..? Nhà Nguyễn...? Hay thời bao cấp...?
Không biết thì phải hỏi..., ngay bên hiên nhà tưởng niệm Bác, một nhóm áng chừng lễ xong đang ngồi thụ lộc, bốc bốc bải bải, cả rượu cả bia, cười nói bô lô ba la.., hỏi bọn này bằng thừa..., chả biết gì đâu.
Trong ngôi nhà nhỏ bên cạnh, mấy ông mặt buồn thiu, xù xù trong những áo bông, khăn quấn cổ đang kẻ nằm người ngồi xem ti vi..., cũng là thủ đền, mấy bà dưới kia tất bật bao nhiêu thì mấy bác này nhàn hạ bấy nhiêu.
-Chào các bác! Cho tôi hỏi bức tường...
Họ cũng không biết gì, khi nhận nhiệm vụ quản lý nhà tưởng niệm này đã thấy như thế rồi...
Ngắm mãi cũng chán..., chờ mãi cũng đói.., đi xuống..., một thằng cỡ ngoài 30 tuổi, gày đét, mắt trắng dã, da xanh xám lộ những hình săm lờ mờ đang hung hăng giận giữ, chửi bới ngay giữa sân đền
-Địt mẹ chúng nó chứ...! Cần thì đóng mẹ nó cửa đền lại...! Nghỉ tất...! Mẹ chúng mày.., ăn bát cơm cũng phải để bố có miếng cháo chứ..., Chúng mày ăn đủ thứ, bố mày hóa vàng, khách thí cho đồng nào được đồng ấy mà cũng dở trò gì..., địt mẹ..! Đóng mẹ nó cửa đền lại ...!
Nó cứ chửi, khuềnh khoàng đi đi lại lại mà không thấy ai tiếp nhời..!
Bà chủ quán (sắp lễ) đon đả giải thích.
-Vợ chồng tôi làm ở..., trước kia cả quả đồi này do cơ quan tôi quản lý, sau, người đến lễ nhiều quá, nhà đền mới xin và chính quyền cho phép mở rộng ra..., cái tường ấy là cơ quan tôi làm chắc những năm 80, tường chình đấy..., toàn bằng đất í mà...!
HẬU CUNG
Ngồi mãi với bà chủ nhà, hết chuyện, bụng đói lại tống mãi nước trà vào nó mới cồn cào..., bọn kia xin những gì mà lâu thế nhỉ, quay lại đón, ngó nghiêng khắp chả thấy đâu, đến hậu cung, một ả đon đả.
-Mời bác vào hậu cung..!
-Để làm gì..?
-Dạ, để xin lộc..!
Quái ..! Sao hôm nay có chuyện lạ
-Các sếp ở trong ấy cả rồi đấy ạ...!
Ngẩn người ra một lúc.., à...! Mấy sếp đi cái biển xanh hồi nãy.., sếp nên được vào tận hậu cung để lễ.., chắc nom mình giống cán bộ lãnh đạo, lại thấy ngó nghiêng tìm người nên ả này nhầm.
Bố khỉ...! Trong cái cánh chăm đi lễ thì việc được vào hậu cung chắc cũng như gặp được mấy đồng chí “Tứ trụ”, việc trình bày xin sỏ có lẽ dễ hơn chăng...?
Thế thì hầu hết những người chen nhau ngoài kia mâm cao cỗ đầy là “Vô nghĩa” sao..?
Nhớ một lần đến Phủ Giầy, gặp ông Chủ tịch huyện, bạn với bà chị vợ, thế là bà ấy kéo vội vào hậu cung bắt quỳ xuống, chẳng gì nhưng bà chị cứ nhắc mãi
-May thế! Hôm ấy gặp anh C mới được vào tận hậu cung...!
Hậu cung, ngoài ý nghĩa thiêng liêng, cũng vì thế mà thường đóng cửa, cũng vì đóng cửa nên người ta ném tiền vào, nhiều lúc những tờ bạc dày mấy chục cen ti mét.
Hừm...! Ông mà là thánh thần, ông sẽ bóp mũi mấy thằng cậy chức, mấy ả lạm quyền kia cho chảy máu ra..., cho chừa cái thói khác người...!


Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

SẮP TẾT-KỂ CHUYỆN LÀNG LIM!

(Bài này viết lại theo những lời kể, chưa chắc đã chính xác!)
Hội Lim, một điểm sáng trong văn hóa Bắc bộ. Mấy ai chưa một lần đến hội, đến cái nôi, cái sân khấu chính của các làn điệu quan họ nhưng cũng mấy ai tò mò tìm hiểu xưa kia..., hôm qua.., chỗ này có những gì..?
Tôi có anh bạn (anh nhiều tuổi hơn nhưng tâm đầu ý hợp nên gọi là anh bạn), sinh thời đã có lần đưa tôi đi khắp làng khắp xã để say mê giới thiệu. Nay xin kể ra đây, trước để kính hương hồn anh, sau để chia sẻ với những người chưa biết.
Địa danh ấy gọi là xã Vân Tương, tên ghép của núi Hồng Vân và sông Tương Tiêu.
Bây giờ nhà cửa, đường xá phủ kín khó mà phân biệt được núi Hồng Vân, hình như nó ở chính chỗ có cái sân khấu ngoài trời ấy, chả biết có phải người ta đã lợi dụng độ dốc của núi làm khán đài không.
Sông Tương Tiêu, đoạn này chay dọc theo quốc lộ số 1A, nếu đi từ Hà Nội lên thì sông nằm bên tay trái. Khi tôi đến (cách đây đã hơn 20 năm) sông chỉ còn vết tích, từng đoan, từng đoạn như những cái hồ cách nhau bởi những cầu đá cầu gạch, cái thì hai, cái thì ba nhịp có lan can với những hoa văn cổ rất đẹp. Trên lan can lại có những lỗ cắm cờ, cắm đèn. Người ta bảo rằng, ao đình mới là nơi hát quan họ chính trong hội nhưng tôi cứ tưởng tượng khi nước Tương Tiêu còn chảy thì cái cảnh:
Dưới cầu nước chảy trong veo    
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Cùng với nhịp sống trên bến dưới thuyền của người Kinh Bắc thì đất trồng, nuôi sống các làn điệu Quan Họ phải là đây, con sông Tiêu Tương ấy.
Giờ thì các ao hồ ấy cũng đã thành nhà thành cửa, ai nhanh chân may ra còn thấy được những cái cầu đã biến thành ngõ... Một con sông thơ ca đã biến mất!
Những năm 60 của thế kỷ trước, cũng như Thần, Thánh, Phật ở nhiều nơi, Thần Hoàng làng Lim cũng đội mũ rơm sơ tán vào dân. Đình, Đền, Chùa được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nơi làm ủy ban, nhà trẻ, lớp học, chỗ để bộ đội đóng quân, nơi lại biết thành sân kho hợp tác xã.., Đình làng Lim được giao cho bên thương nghiệp quản lý. Mái tiền tế thành cửa hàng bách hóa, hậu cung thành kho chứa đạm U rê, ruốc cá… mắm tôm. Một cái hàng rào bằng bê tông lại khiến cái đình nom giông giống cái sân ga không người.
Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, cái đình, cái cửa hàng thực phẩm trở thành điểm nóng của cả xã. Người ta uể oải xếp hàng cả ngày rồi chen lấn xô đẩy để dành lấy bánh xa phòng 702, mấy lạng đinh, vài quyển vở…
Đùng một cái, xóa bao cấp, những người thương nghiệp đang “Như vua” biến thành thất nghiệp. Chốn ấy không còn là cửa hàng thực phẩm sôi động ngày đêm cũng chẳng còn giống cái ga không người nữa, vết tích của đình chỉ còn cái sân gạch lở loét và cái bệ thờ Thánh trơ trọi nắng mưa.
Cơ chế thị trường nhúc nhắc trỗi dậy, cái đình với cả trăm mét mặt đường quốc lộ bỗng chốc trở thành vàng, thành biện pháp cứu cánh cho ngành thương nghiệp đang hấp hối. Người ta định phân ô chia đình cho cán bộ nhân viên, nhưng ngày ấy trình độ chiếm dụng còn kém lắm chưa tinh vi chặt chẽ và chảo chớp như bây giờ. Cứ nghĩ nhân danh cơ quan nhà nước là bà con sợ, cứ nghênh ngang mà đo đo chỉ chỉ, mà chí chóe chửi cãi nhau, tranh bằng được tí mặt đường.
Thế nên trong làng người ta biết, các dòng họ họp lại với nhau rồi người ta khiếu kiện tập thể. Từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh rồi từ tỉnh lên trung ương. Bộ văn hóa, Văn phòng quốc hội, chính phủ, trung ương đảng… quen mặt năm sáu chục cụ nhiều phen ăn trực nằm chờ. Các thông tư, chỉ thị, biên bản, giải trình tới tấp dọc ngang, trên dưới cả mấy tháng trời nhưng không cái nào có giá trị để người dân rước thánh về đình cũng chẳng cái nào bắt sở thương nghiệp phải dừng ngay việc chia đất.
Làng Lim sôi sục hơn cả chiến tranh. Ông bí thư đảng ủy không dám ra mặt ủng hộ dân mình, nhưng dân sắp làm liều, nhà nhà sắm dao sửa gậy, tích đá cục, gạch mẩu chuẩn bị hộ giá thánh về đình. Cái ghế bí thư của ông không còn giá trị nữa khi mà tính mạng và đời sống chính trị của nhiều bà con đang bị đe dọa nếu để tự phát làm liều.
Cái khó ló cái khôn, không biết ai là người đã hiến diệu kế: Triệu tất cả những nhân sỹ của làng của xã về tham chiến, hiến mưu. Anh bạn tôi cùng tất cả những người con làng có học, thành danh đang công tác ở Hà Nội và mọi miền tổ quốc được mời về lập “Ban cố vấn”.
Sau khi nghe báo cáo tình hình họ xin phép họp kín.                         
-Bỏ mẹ chúng mình rồi! Công an huyện công an tỉnh rồi cảnh sát cơ động từ Hà Nội điều về đông như kiến cỏ, tạo thêm mấy lớp hàng rào cảnh sát bọc chặt khu đất đình. Quê hương thì sôi sùng sục, dao liềm đã cầm trên tay, gạch đá đã chất đầy quang gánh như súng đã lên đạn, tay đã để vào vòng cò… gỡ sao đây? Đầu hàng thì còn dám vác mặt về làng nữa không? Tấn công thì mất chức và vào tù là cái chắc. Chúng mày...! Phải nghĩ đi thôi…!
Một ban chỉ huy tối cao được thành lập chỉ gồm các cụ trong làng, đóng ở một trụ sở riêng. Ban cố vấn chỉ làm nhiệm vụ cố vấn, đóng ở một nhà khác. Lệnh được soạn từ ban cố vấn, thông qua và bí mật phát đi từ Ban chỉ huy tối cao:
-Khẩn trương làm hai nửa cầu vượt rào.
-Thanh niên khênh cầu đi trước, các cụ đại diện đi sau (càng già càng tốt, ai yếu quá không đi được thì cõng) ban nhạc và kiệu Thánh đi tiếp theo, dân làng đi sau rốt, càng đông càng tốt.
-Vũ khí cứ chuẩn bị và mang theo nhưng không được manh động. Tất cả phải chờ lệnh, khẩu hiệu là: Manh động là chết! Manh động là thất bại!
-Khi đến nơi, nửa cầu ngoài tiến chậm, chắc vào hàng rào cảnh sát, chỉ dùng cầu mà gạt không được đánh lại, một người bị bắt thì nhiều người khác thay. Khi đã lắp xong nửa cầu ngoài cho nửa cầu trong vượt rào rồi cõng các cụ và kiệu Thánh qua cầu mà vào. Tuyệt đối không được đập phá hàng rào vì đó là “Tài sản xã hội chủ nghĩa”, không được đụng trực tiếp vào vì đấy là “Chống người thi hành công vụ” . Đặt Thánh, làm lễ, dựng lều tạm là xong, là thắng lợi..!
Cái lệnh được thực hiện lập tức và chính xác, cuộc rước Thánh hồi cung diễn ra đúng kịch bản của các tác giả đang núp kín trong buồng.
Mùa xuân năm ấy, tôi được mời về dự hội. Mái đình mới lợp được một nửa, phần trên còn che tạm bằng bạt. Chỉ có mấy người mặc cảnh phục làm nhiệm vụ trật tự. Không ai bị bắt chỉ có ông Bí thứ bị kiểm điểm và khai trừ khỏi Đảng. Hình như những thứ ấy không ngăn được niềm vui, ông đã thành thường dân, ông lại có quyền vui với cái vui của dân làng.
Trang trọng trước sân đình, tôi thấy một bài thơ trong khung kính.
GIÁ NHƯ
Không thể nhớ được cụ thể nhưng đại ý tác giả ước mình còn trẻ để vào hát cùng các liền anh liền chị.
GIÁ NHƯ.., tôi lại nghĩ khác, giá như đòi được đình mà không mất chức, không bị khai trừ có phải niềm vui trọn vẹn không
Hỏi thì hay ông đang lu bu tiếp khách, hiểu tâm trạng ông, tôi viết vội bài họa rồi sai một chú nhóc.
-Mày tìm Bác C, dúi mảnh giấy này vào tay và nói nhỏ “ có Bác Dũng ở Bệnh viện Xanh-Pôn chờ ở nhà ông Toán, khi nào hết việc bác về cũng được.
Bài họa:
GIÁ NHƯ
Giá như ngày hội quê mình
Sông Tương như cũ mái đình như xưa
Trải qua bao nắng bao mưa
Bao toan bao tính nên chưa bận lòng
Bây giờ giặc đuổi đã xong
Mái đình lại có, giá lòng nhẹ hơn
Vì dân thì dạ chẳng sờn
So được với mất chẳng hơn là gì
Thôi vào với chị hai đi
Kẻo mai lại tiếc thầm thì: GIÁ NHƯ!
* * * *
Tối mít vẫn không thấy ông ta về, đành phải chuồn. Lần sau xuất hiện, bọn trẻ tức tốc điệu tôi đến nhà ông.

-Hôm ấy tiếp nhiều khách quan trọng, 10 giờ đêm, say mèm mà tôi vẫn nhớ về nhà thằng Toán, mới hay ông về mất rồi. Thông cảm nhé! Giờ thì tôi tiếp ông..../.