Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Sự tích câu: "ĐỒ BA PHẢI"!

Riêng tặng Xuân Kỳ và Miền Sơn Cước)
Thường nghe câu này mỗi khi bề dưới đàm luận về bề trên, ví như trẻ con nhận xét người lớn, cấp dưới nhận xét cấp trên..., ngược lại, khi bề trên nhận xét bề dưới thì cụm từ nài được thay bằng “Không có chính kiến!”.
Từ lâu, “Ba phải” là cách để người lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm, để mua lòng cấp dưới, đồng thời nó cũng thể hiện sự kém cỏi, thậm chí đần độn của người đứng đầu.
Ai cũng dùng..., ai cũng hiểu .., nhưng “Sự tích đồ ba phải” hóa ra không phải ai cũng biết.
Các câu ngạn ngữ đều có từ rất lâu đời, thế nên còn được gọi là ..., “Các cụ dạy...!”. Các cụ là ai..? Là tiền nhân của chúng ta, chỉ những câu chính xác mới được truyền tụng, duy trì và bổ sung đời này qua đời khác.
Bởi tính đúng, câu ngắn mà ý nghĩa rộng nên thường nghe: “Các cụ dạy, cấm có sai..!”
Mỗi câu ngạn ngữ đều có một nghĩa đen, một hay nhiều nghĩa bóng và quan trọng, thông điệp của các cụ gửi ở những nghĩa bóng ấy.
Ngày nay, đã có đôi câu không còn đúng và nhiều câu ngạn ngữ chỉ còn đúng về nghĩa bóng ví như.
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
Trâu bây giờ nuôi chỉ để lấy thịt, những thứ là “Phương tiện kiếm sống” được hiểu là con trâu (Nghĩa bóng)
Tất nhiên, đa phần vẫn còn nguyên giá trị, ví như:
“Buôn tàu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện”
Tuy cách “Buôn tàu bán bè” và cách “Ăn dè hà tiện” có khác như mua quan bán chức và cách ăn tiêu phù hợp, nếu mưu cầu làm quan thật cao, thế rồi vợ con hư hỏng, làm đồi bại cả cái xã hội mà mình quản lý, gây oán giận hờn căm thì không phải là phúc mà là mạt vận và như vậy đã “buôn tàu bán bè” (Mua chức) nhưng không biết “Ăn dè hà tiện”
Nhiều câu lắm, nhưng không phải mục đích bài này.
Câu “Đồ ba phải” hẳn có từ rất lâu rồi, khi ấy dân cư Việt còn thưa thớt..., làng nọ tới làng kia phải qua những cánh đồng, sông, ngòi..., nhiều làng mới thành xã, thành tổng.
Thường thì mỗi Tổng có một cái chợ, chợ không họp hàng ngày mà luân phiên với chợ ở các tổng khác..., ở quê tôi (Tổng Canh) có chợ Canh, chợ phiên những ngày có cuối là 3 và 8 (Âm lịch), những ngày khác là chợ Nhổn, chợ Bưởi, chợ Vạng...
Nhu cầu đi chợ trước hết là để trao đổi hàng hóa, mọi thứ nông sản, vật dụng từ các thợ thủ công..., các sản phẩm văn hóa (Tranh, chữ)..., đều được trao đổi ở chợ
Đi chợ còn là dịp để hưởng thụ, ăn quà..., ông Xếp cũ của tôi kể: Từ nhà đến chợ phải 3Km thế mà bọn tao làm những cái vòng, thằng nào khéo tay thì làn cái to bằng cật tre, thằng nào không làm được thì lấy vánh nón, cạp rổ, dần, sàng, mẹt cũ.., thằng nào khá thì có đoạn dây thép uốn cong rồi móc vào mà dắt cái vòng đi.., oai lắm, được coi như “Cơ giới”..., nhưng, một đoạn dây thép là rất hiếm, đa số người ta phơi quần áo bằng những sợi dây thừng làm từ đay hay lạt tre..., cũng có thể phơi ngoài bờ rào, bộ giong gầu gác vào bất cứ đâu, cây sào... Đa phần thì dùng một khúc tre, chúng tao hăng hái đánh “Xe” chạy lên chợ, đến nơi tản ra, đứa nào tìm U đứa ấy, thể nào cũng được dăm cái kẹo bột, cái bánh rán hay bánh đúc riêu cua...
Chợ còn là nơi để gặp gỡ, cánh đàn ông uống rượu bàn chuyện đồng áng, hội hè.., bọn đàn bà gặp nhau khoe hay kể tội mẹ chồng, chồng, con .., đặc biệt, chợ là nơi để bọn con gái khoe sắc cho bọn con trai lả lơi ve vãn...
Tóm lại, chợ là nơi duy nhất để trao đổi hàng hóa và giao lưu tinh thần.., thế nên người ta háo hức đi chợ lắm.
Nhà kia có ba cô con gái, lớn nhất đã đến tuổi lấy chồng, bé nhất cũng đã dậy thì. Một hôm, họ xin được bố mẹ cho đi chợ, thức dậy từ canh 4 họ thận trọng chải đầu, bận quần áo mới rồi đốt đuốc lên đường.
Tang tảng sáng (Cỡ 5 rưới 6 giờ gì đó) họ phải qua một cái cầu tre bắc qua con kênh.
Tên đánh dậm (dủi) đi mò từ 9-10 giờ tối, tang tảng sáng cũng là lúc hắn rửa ráy chân tay, thay quần áo để kịp đến chợ.., với tên đánh dậm, nơi tốt nhất để thực hiện những việc đó là dưới những cây cầu.., gọi là cách nhỡ thế thôi chứ cái cầu ghép bằng tre và những mẩu ván thôi (Ván lấy từ quan tài sau bốc mả) hở thông thống..., thường những lúc ấy người ta tránh mặt nhau chứ cố tình thì chả giấu được ai.
Ba cô lần lượt qua cầu, chị cả, chị hai, em út, tên đánh dậm vừa cởi được cái khố, chửa kịp xỏ chân vào cái quần lá tọa, hắn giật mình ngẩn lên, lần lượt chạm mặt ba cô.
Qua cầu được một đoạn, thấy cô cả cứ tủm tim cười, cô hai, cô út không nhịn được thế là ba chị em ôm nhau cười như ma chơi..., chợt nhớ ra vai trò của mình, cô cả nín thinh rồi quát.
-Chúng mày cười cái gì...?
Sợ uy của chị nhưng hai cô vẫn không nhịn được, vừa cười vừa gặng lại.
-Thế chị cười cái gì...? Chị cũng thấy nó chứ..?
Ba cô lại ôm nhau, cố không cho tiếng cười quá to.
-Hì...! Tao..., thấy... hì hì...! Cứ tưởng nó ghê gớm lắm..., hóa ra..., hóa ra..., cũng là..., cũng là.., là..., là cục thịt chứ đếch gì...!
Cô hai tròn mắt ngạc nhiên
-Chị nói thế nào...! Nó là đoạn... gân chứ...!
Kẻ bảo thịt, người bảo gân, không ai chịu ai, cô hai bỗng hỏi cô út.
-Mày cũng thấy nó chứ gì...? Gân đúng không...?
-Hai chị mắt mũi thế nào...! Khúc xương lại bảo gân mới chả thịt.
Thế là ba cô cãi nhau, ai cũng khẳng định mình đúng, hai người kia sai..., mâu thuẫn ngày càng gay gắt, họ quyết định không đến chợ nữa mà đến thẳng cửa quan.
Mới sớm tinh mơ mà đã có kiện, quan mừng lắm, sau khi cô cả nộp lệ phí họ vẫn không thôi chí chóe, quan đập mạnh cái thước xuống bàn lấy uy.
-Những kẻ kia...! Làm loạn công đường à...! Có việc gì mau bẩm...!
Ba cô quỳ trước sân công đường, cô cả đại diện trình bày rằng chúng con được đi chợ thế nào, gặp thằng đánh dậm dưới cầu ra sao và đang cãi nhau xem nó bằng gì, thịt, gân hay xương...
-Thế đứa nào là nhớn...? Quan hỏi trước...!
-Bẩm quan! Là con ạ...!
Cô cả tiến thêm một bước, cúi rạp xuống nền lạy quan lớn, vạt yếm thõng xuống để lộ hai bầu vú nõn nà...
-Ừ...! Mày bảo nó là gì...?
-Dạ...! Là thịt ạ...!
-Ừ...! Để quan xem...!
Quan thò qua vạt áo the, thót bụng lại để bàn tay tóm được vật chứng.
-Ừ...! Mày nói... Phải! Cho lui...
Lần lượt như thế, cô hai cúi lạy, cái yếm cũng trễ xuống, bầu vú của cô gái mới lớn không ngồn ngộn mà tròn lẳn khiến quan như mất hồn.
-Mày...! Mày...! Mày bảo là gì...?
-Dạ...! Con bảo là gân ạ...!
-Ừ...! Ừ...! Để quan xem...!
Quan lại sờ vào cái vật chứng, loáng một cái mà cục thịt đi đâu mất, thay vào đó là khúc gân lớn hơn và ấm hơn.
-Ừ...! Mày nói... Phải! Cho lui...!
Bộ ngực cô út mới nhú, nom như quả cau đại, trời cũng đủ sáng để quan thấy rõ cái màu đo đỏ của hai cái núm.., chà chà..., từ thủa bé quan chửa được thấy cái của này bao giờ.., mẹ cha mấy con mụ tranh chấp đất đai, trộm cắp gà vịt..., chúng nó cũng quỳ như thế này và chẳng đứa đàn bà nào quỳ dưới kia mà mắt quan không dính vào cái ấy nhưng toàn của nhẽo nhèo nhèo, thâm xì xì...
Quan líu lưỡi, ú ớ..
-Mày..., mày..., mày.., bảo bảo..., bảo là gì...?
Sự lúng túng của quan dường như khiến cô út tự tin hơn, nhanh nhảu khẳng định.
-Dạ! Chắc chắn là xương ạ...!
-Ừ..! Ừ..! Để.., để..., quan quan..., xem..., xem...!
Quan giựt mình rút phắt tay ra, mắt đã tái lại càng tái.., vật chứng của quan nóng rừng rực như khúc đầu con rắn hổ lửa, cứng chắc như một khúc xương.
-Ừ.., ừ.., mày... mày.., nói nói.., nói..., nói .., phải...!
Ba cô lễ tạ quan rồi ra về, ai cũng hể hả vì thắng kiện nhưng khi họ chia sẻ sự hể hả ấy cho nhau thì cuộc cãi vã lại được bắt đầu, cả ba cô cùng bảo
-Quan nói mà sai à...!
Khi cãi nhau đã mệt lử.., đói lả..., các cô mới ngộ ra, quan xử ai cũng ... phải, ai cũng sung sướng nhưng chả tích sự gì.
Sự tích câu “Đồ ba phải” có cội nguồn từ đó...!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét