Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Chém gió nhân chuyện Hà Nội chặt cây-ĐÔ THỊ

Từ thời Lý đến trước khi người Pháp nắm quyền là thời của phong kiến Việt Nam. Dân "kẻ chợ" vẫn là chủ yếu nhưng sau khi có đê, nghề canh tác cũng phát triển ở đây. Thủ đô của nhà nước phong kiến cũng là nơi tạo ra tầng lớp trí thức, học giả.., tính chất dân số và văn hóa ít nhiều đa dạng hơn
Đỉnh cao của kiến trúc, chắc phải là Hoàng thành, nhưng ngày xưa cũng thế, đất này không phải thật lành, Hoàng Thành nếu không bị giặc phương Bắc tàn phá thì cũng bị kiêu binh đốt. Những công trình còn lại chủ yếu là văn hóa và tín ngưỡng bao gồm các đình, chùa, đền và Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Về kiến trúc, người Pháp xây dựng lại Hà Nội, họ giữ khu Ba Đình, (bao gồm Hoàng thành và lân cận) làm trung tâm chính trị cho cả Đông Dương, họ phá thành nhưng bớt lại những kiến trúc cơ bản như ngày nay còn nhìn thấy như Cửa Bắc, Cột cờ...
Không chỉ những công trình văn hóa (Nhà hát, rạp chiếu bóng) khu hành chính, dịch vụ, công nghiệp được bố trí khoa học, tôn trọng được các kiến trúc Thăng Long cũ mà hạ tầng cơ sở như cống rãnh, điện, nước đến những hàng cây bên các con phố cũng được tính toán tỷ mỷ
Họ giữ nguyên khu Phố Hàng, Phố Thợ mà xây khu phố Tây ra những khu bên ngoài với quy hoạch khá chu đáo cho hơn 100.000 dân.
Cũng từ khi người Pháp hiện diện, chữ quốc ngữ ra đời tuy dân "Kẻ chợ" hầu như ít thay đổi nhưng diện mạo văn hóa người Hà Nội nói chung thì đổi thay sâu sắc, tầng lớp "Tây học", "Âu hóa", mà ta từng mỉa mai, xuất hiện và phát triển nhanh chóng.
Tầng lớp trí thức mới ra đời, những Bác sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư, luật sư, Giáo sư, nhà văn, nhạc sỹ, họa sỹ người Việt xuất hiện và lớn mạnh. Thế hệ sau cùng của họ có những tên tuổi như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Võ Nguyên Giáp ... Những danh nhân cùng những sản phẩm của họ minh chứng thời phát triển rực rỡ nhất của văn hóa Hà Nội.
Hình như không có "phong trào", không có "kế hoạch", không có tuyên truyền nhưng văn hóa Việt, văn hóa Việt-Hoa đã tiếp thu khá chọn lọc văn hóa Pháp, văn hóa Tây phương,.., theo tôi, điển hình là cái áo dài của phụ nữ Hà Nội.
Mẹ tôi,( ngày ấy là vợ ông Ký nhà máy đèn) kể rằng, người phụ nữ ra đường là phải mặc áo dài, nếu không sẽ bị chê cười, mỉa mai rằng: "Con chó không có đuôi...!" (Các cụ thâm thế đấy, cái đuôi con chó cái để che bộ phận nào nhỉ...!)
Trộm nghĩ câu "Người Hà Nội thanh lịch" và những câu tương tự là ám chỉ cái văn hóa của những người Hà Nội mới (Thời bấy giờ), ở khu phố Tây, ở những làng xóm ven đô, thứ văn hóa tụ hội của phong kiến Việt Nam-Trung Hoa và văn hóa Pháp, tây phương. Từ cách ăn, cách mặc, cách nói, cách ứng xử...
Như vậy, nếu không nói sự đô hộ của chính quyền Pháp, nếu chỉ nói về kiến trúc và văn hóa ĐÔ THỊ thì khoảng trước năm 1954 là đỉnh cao của Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét