Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

HOAN HÔ BÁC SỸ QUYẾT..! CỨ CƯƠNG QUYẾT THẾ NHÉ..!

Ngày nay, không loại trừ một ngành nghề nào, bên cạnh số ít cán bộ tận tụy, yêu nghề, yêu công việc, làm ăn chính đáng là số lớn hơn những người làm ăn chộp giật, cửa quyền, táng tận lương tâm trong đó, một số nghề không những không loại trừ mà ngược lại còn là điển hình đó là các nghề: Lãnh đạo, Thầy thuốc, thầy giáo, Nhà báo...
Chỉ cỏn con như việc chặt cây ở Hà Nội, bản chất sự việc (Ai cũng biết).., phản ứng của ông chủ tịch thành phố..., những việc làm và lời nói của ông Phó chủ tịch.., những phát ngôn của ông Phó ban tuyên giáo khiến người ta mường tượng được cách hoạt động, cách làm, ăn của những người làm nghề Lãnh đạo.
Nhưng mục đích của bài này, người viết muốn tập trung vào Thầy thuốc và Nhà báo.
Trước hết nói về nhà báo.
Vẫn có những người cầm bút trung thực, dũng cảm, hết lòng phụng sự sự nghiệp dân giàu nước mạnh, vẫn có không ít những bồi bút viết để nịnh, viết khoán, nói không trung thực, đánh lạc dư luận, viết vì tiền, vì cơ hội thăng tiến và vì hèn nhát.
Từ khi báo chí được can thiệp sâu hơn vào những hoạt động xã hội, người làm báo nếu không tự kiềm chế được mình sẽ sinh bệnh tự cao tự đại, bệnh

.., Ra oai..! Không ít trường hợp dùng thẻ nhà báo để tống tiền, mang cái mác nhà báo để dọa nạt đối tượng của mình.
Có báo, có đài làm phóng sự nói xấu đến mức có thể gọi là "Giết" cơ quan nào đó, thế rồi mời lãnh đạo của họ đến... duyệt..! Hoảng quá, dù bị oan, đại diện cơ quan vẫn cảm ơn, xin tiếp thu, hứa chấn chỉnh và... biếu cái phong bì tươm tươm...! Thế là phóng sự được hủy, thậm chí (Nếu phong bì quá to) sẵn sàng làm một phóng sự ca ngợi...
Một số người làm công an, quen nghề nghiệp đến mức ngồi giữa gia đình, bạn bè, xóm làng cũng giữ thái độ khi mặc cảnh phục đối xử với người dân và tội phạm.., Một số nhà báo cũng mắc bệnh ấy!
Đã lâu lắm rồi, tôi vừa viết một bài ca ngợi cô bún chửi ở chợ Trần Quý Cáp, đang định xin phép cô ấy rồi gửi báo nào đó xem có góp được tiếng nói về văn hóa Hà Nội thì đọc được bài "Bôi tro trát trấu" vào mấy hàng; Phở xếp hàng, Bún chửi, Cháo mắng, Phở bán theo giờ... Nghĩ mình không chuyên, chả cãi nhau được với họ nên đành thôi.
Cậu nhà báo này dậy không đủ sớm, muốn cho con ăn phở Bát Đàn, phải xếp hàng lâu quá, đã tự giới thiệu là "Nhà báo" mà những người bán hàng vẫn không ưu tiên.., thế là tức.., thế là viết...
Cái sự chửi, mắng hẳn là khó chấp nhận rồi, nhưng có đến, có nghe, có xem người ta mắng chửi ai? Vì sao? Và quan trọng hơn cả là "có biết nghĩ" mới thấy cái mặt hay, mặt tích cực của nó. Nhưng viết báo chửi cả cái sự xếp hàng thì vô duyên hết chỗ nói..! Xếp hàng là biểu hiện văn minh của loài người, phở ngần ấy tiền một bát, người giàu cũng như kẻ nghèo, người dân cũng như ông Chủ tịch thành phố, đã đến đây thì ai có mặt trước ăn trước, ai đến sau thì ăn sau..., khác lũ kền kền hay bầy linh cẩu là ở chỗ đó...!
Tóm lại, nhiều nhà báo quen với sự trọng vọng, kiêng nể của xã hội, hễ bị đối xử công bằng là khó chịu là dọa hay lao vào tấn công bằng bút.
Cũng cần phải khẳng định ngay rằng đấy là những nhà bào ..."Rẻ tiền" những người viết chân chính không bao giờ như vậy.
Thứ hai nói đến Thầy thuốc.
Tuy không thiếu Bác sỹ chạy theo cơ chế thị trường, vì tiền họ có thể làm nhiều chuyện ... không thể ngờ tới; kê thuốc không thật cần thiết thậm chí chỉ định mổ khi chưa thật cần, thái độ ra oai ra oách, hách dịch, ban ơn... Không ít Bác sỹ cầm tiền rồi bị bệnh nhân và người nhà sai khiến một cách hèn hạ.., nhưng vẫn còn những Thầy thuốc đàng hoàng, họ vẫn cầm tiền của gia đình người bệnh nhưng trên cơ sở không vòi vĩnh, tận tụy, đem hết khả năng và trình độ của mình để khám, chữa bệnh và khuyên bảo người bệnh, sau đó nếu gia đình người bệnh cảm ơn thật lòng thì họ không từ chối.
Nói đến Thấy thì phải nói đến trò, nói Thấy thuốc cũng cần biết thực trạng văn hóa của người bệnh và gia đình.
Nhiều người mang những bức xúc xã hội vào viện, mang những ấn tượng xấu về thầy thuốc (có khi là nghe qua người khác), cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức xã hội, những người thuộc nhóm tệ nạn ... thế là nhiều người đến viện để "Ăn vạ", để chửi mắng Bác sỹ, sẵn sàng đánh đập, hành hung cho hả những cơn tức (Có khi là tận đẩu tận đâu), hoặc cũng để..."Cho oai".
Một lần, một nhóm người hung hăng vào phòng khám Ngoại Bệnh viện Xanh-Pôn, chỉ mặt nhân viên quát.
-Địt mẹ chúng mày...! Có khám ngay không..!
Đám nhân viên chạy tóe, chả nhẽ chạy nốt, tôi chắp tay ra bộ sợ sệt
-Dạ...! Chúng tôi là Bác sỹ.., chả biết võ nghệ gì đâu.., mà yếu lắm.., các anh đập một phát là chết luôn đấy..., tôi sợ rồi.., tôi xin nghe lời các anh...!
-Khám đi!
-Vâng..! Nhưng khám cái gì hả anh..? Khám như thế nào hả anh...?
Hắn hạ giọng.
-Anh là Bác sỹ anh phải biết chứ..! Chúng tôi biết làm sao mà hỏi..!
Thế là tôi mới giảng giải cho chúng biết rằng không cần phải phong bì, không cần phải sợ sệt nhưng đã cần đến Bác sỹ mà chửi bới, dọa nạt.., họ sợ mà khám, mà cho thuốc thì chính xác làm sao được...! Bệnh cấp cứu cũng cần ca nào nặng xử trí trước, nhẹ sau..., như nhau thì ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau, nếu chúng tôi khám cho các anh trước thì những người kia nghĩ sao...! Thôi...! Rút kinh nghiệm nhé...!
Đấy chỉ là một trong muôn vàn những chuyện xảy ra trong Bệnh viện hàng ngày, hàng giờ, những chuyện ... cười ra nước mắt...!
Nhà báo như thế, Thầy thuốc như thế và văn hóa xã hội như thế, tôi thầm phục anh Quyết đã cương quyết từ chối mổ dịch vụ cho cô nhà báo nào đó...!
Xin các bạn đừng vội cho rằng tôi bênh đồng nghiệp bởi ngày nay, một Giám đốc bản lính như thế hiếm lắm.
Cũng như tay nhà báo nọ, muốn ăn phở Bát Đàn thì chịu khó dậy sớm một tý, lỡ muộn rồi thì ăn tạm chỗ khác đi.., rồi hôm sau đến sớm hơn, ai lại cứ đòi "hơn người", không được thì tức, thì viết báo chửi bới...
Cô nhà báo kia có cái u xơ tử cung, hầu như bác sỹ khoa sản Bệnh viện tỉnh nào cũng mổ được, đừng nói các Bác sỹ Bệnh viện Sản trung ương. Người có tiền mới mổ dịch vụ, mổ theo yêu cầu (Chọn ngày, chọn bác sỹ mổ, phương tiện mổ). Khi đó, không nói cái việc khám chữa bệnh bởi đã là nhiệm vụ, là bổn phận của thầy thuốc.., riêng cái khoản "Theo yêu cầu kia" là một loại hàng hóa, bên mua có quyền yêu cầu và bên bán có quyền từ chối.
Nếu cô kia vào viện bình thường, Bệnh viện phân công mà Bác sỹ Quyết từ chối, hoặc là bệnh cấp cứu, vào phiên trực mà Bác sỹ Quyết từ chối không mổ cho bất cứ đối tượng nào vì bất cứ lý do gì là phạm pháp và phạm đạo đức nghề nghiệp.
Cô nhà báo hoàn toàn có thể yêu cầu Bác sỹ khác và được mổ nếu Bác sỹ đó đồng ý. Cô cũng có thể chuyển sang chế độ bình thường như môn ngàn người bệnh khác. Cô cũng có thể đến một Viện Sản khác và tại đó cũng theo quy trình như vậy.
Cô là nhà báo, hẳn có Bảo hiểm y tế, tại sao cô không khám theo bảo hiểm..? Quá tải ở các bệnh viện trung ương có một phần nguyên nhân từ tâm lý "Hơn người" của các đối tượng được xã hội trọng vọng, từ đó lan truyền sang tâm lý dân chúng, nhiều ngà nghèo cũng bán đất, nhịn đói để lên trung ương chữa bệnh.., bệnh nặng, bệnh khó, cần nhiều phương tiện và tay nghề đã đành, bệnh không thật sự như vậy cũng.., cứ phải thế.
Hoan hô Bác sỹ Quyết! Cứ cương quyết đi...! Tôi ủng hộ Bác sỹ...!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét