Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Chém gió: Phần II-Kinh Kỳ!

KINH KỲ
Trải đằng đẵng thời kỳ Bắc thuộc, đất này được gọi là Đại La, cái tên người Bắc đặt có ý nghĩa gì tôi không bàn đến nhưng nó gắn liền và để lại dấu tích đến nay là con đê, đê La Thành.
Nhiều tài liệu và học giả cho rằng đê sông Hồng được khởi đắp từ thời Lý, tuy không "Cãi" nhưng tôi cho rằng hệ thống đê bảo vệ khu vực này phải được khởi đầu từ thời ấy, thời Bắc thuộc.
Suy luận ấy bắt nguồn từ chính đê La Thành, con đê hiện giờ còn hình dung dễ dàng và chỉ 20 năm về trước vẫn còn gần như nguyên vẹn. Bắt đầu từ vùng nối Phú Thượng-Nhật Tân bây giờ, nơi trước kia người Pháp đặt cái lô cốt, đê chạy dọc theo một bên là sông Tô Lich, một bên là hồ Tây để về đến Cầu Giấy (Nay là các đường; Lạc Long Quân, Bưởi) rồi rẽ theo đường Đê La Thành bây giờ, từ đây, hai bên đê là đồng ruộng, không có con sông nào, qua Ô Chợ Dừa đê chạy xuyên Xã Đàn, Kim Liên, qua ngã tư vào Đại Cồ Việt, Trần khát Chân.
Như vậy, Đê La Thành như một cái đai ôm lấy phía Tây-Nam khu chợ ấy, phía bên kia là sông Hồng, điều này chỉ có lý khi đê sông Hồng có trước. Hay có thể hiểu, khi Cao Biền, người cuối cùng đặt yểm mà làm được đê thì mùa lũ, Hà Nội lúc bấy giờ nằm đưới mực nước (Cũng như thành phố gì bên Bắc Âu vậy).
Ở thời ấy (Bắc thuộc) chắc hẳn người Trung Hoa đã tổ chức lại để cai trị đám dân "Kẻ chợ" này, việc buôn bán đã thành phường thành hội.
Chữ Thành trong "La Thành" gợi ý rằng ít nhất đây cũng là trung tâm hành chính của một vùng, nếu không nói là của Bắc bộ.
Khi Lý Công Uẩn rời đô về và đổi tên thành Thăng Long thì đất này thật sự thành chốn Kinh Kỳ, ngoài người buôn bán, thợ thủ công thì các dòng tộc Vua-Chúa ở trong thành, các phủ quan nhỏ hơn ở vòng ngoài.. Cùng với hoàn thiện hệ thống đê sông Hồng, các diện tích thấp hơn được khai thác.
Nho học và Phật giáo phát triển, ảnh hưởng sâu rộng đến giới quan lại và văn hóa ở những "làng" ven đô như: Ngọc Hà, Giảng Võ, Kim Liên .., nhưng riêng "Kẻ chợ", có thể nói, cho đến tận bây giờ, trải mấy chế độ, họ dường như ít chịu ảnh hưởng và cũng ít quan tâm đến chính trị.
Từ thời Lý đến trước thời Nguyễn, nơi đây là chốn Kinh Kỳ...!
(Kỳ sau: Đô Thị)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét