Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Chém gió- Nhân chuyện Hà Nội chặt cây!

Hà Nội: KẺ CHỢ.., KINH KỲ.., ĐÔ THỊ và.., MỚ NỘM... THIU...!
Nếu vào Gô gừ, gõ bản đồ Sông Hồng ta sẽ thấy, con sông này về cơ bản đang chảy theo hướng Đông bắc-Tây nam, đến Hà Nội thì uốn hẳn về phía nam để đổ ra biển ở Thái Bình, thay vì Hải Phòng nếu vẫn chạy theo hướng cũ.
Tại Hà Nội, điểm uốn bắt đầu từ Đông Ngạc (Cầu Thăng Long) và cơ bản hoàn thành quá trình uốn ở Yên Sở (Cầu Thanh Trì).
Thế nên Lý Thái Tổ mới gọi đất này là bụng rồng.
Suy luận:
Ta dễ dàng suy luận rằng; con sông ở Hà Nội bây giờ chỉ là dòng chính, dòng thấp nhất của buổi sơ khai. Ở buổi sơ khai ấy, chắc chắn lòng sông rộng hẹp tùy vào con nước, mùa khô có thể tương đối như bây giờ (Dòng chính), mùa lũ thì lũ càng to, lòng sông càng rộng.
Tại khu vực Hà Nội bây giờ, vì là điểm uốn, nên cả khu nội thành cũ (Ba Đình-Hoàn Kiếm-Đống Đa-Hai Bà) đều là lòng sông khi lũ về, những điểm cao như núi Nùng, Ngọc Khánh... chỉ là những gò đống hiếm hoi, khi nước rút, khu ấy là những bãi hoang (Có người nói là những bãi sậy).
Vì khó canh tác nên con người ngày đó, (vốn còn rất ít), chỉ sinh sống ở những vùng cao hơn như Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức trở lên...
Khi chưa có tiền tệ, người ta chủ yếu trao đổi hàng hóa tực tiếp (Hàng-Hàng), giao thông ở miền núi chủ yếu là ngựa trên những con đường mòn, ở miền xuôi chủ yếu là thuyền bè theo sông rạch. Mỗi nhà làm ra một thứ hàng hóa chính, mỗi vùng cũng có những sản phẩm chính, rồi đem đổi cho nhau để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt; ăn, uống, mặc, chữa bệnh, làm nhà...
Lớn nhất Bắc bộ, sông Hồng nối vùng núi; Yên Bái, Tuyên Quang, Phú thọ, Hòa Bình với đồng bằng; Hải Hưng, Nam Định.. và miền biển; Thái Bình, Nam Định... Thế nên chắc hẳn đã thành con đường lưu thông hàng hóa chủ yếu.
Cái điểm uốn của con sông (cũng là con đường lưu thông hàng hóa ấy-Hà Nội) là nơi gặp gỡ của lâm thổ sản từ miền núi xuống và nông, thủy, hải sản từ biển lên..., Cái chợ nổi ngẫu nhiên hình thành.
Buổi ban đầu có lẽ nhà nào có hàng thì tự đi trao đổi lấy.., thế rồi họ nhờ nhau, gửi nhau mà thành những chuyến thuyền lớn dần, chuyên dần...
Vì chưa có tiền tệ, vì không phải chuyến nào cũng có thể đổi được hết hàng.., những chuyến "Ế" ít thì dễ chấp nhận, người ta phải quay về, nhập thêm hàng để đi chuyến khác.., những chuyến ế nhiều sẽ buộc họ phải suy tính...
Thế là từ một chuyến hàng ế nào đó người ta nghĩ ra giải pháp làm cái lều tạm, chất hàng lên đấy rồi cử một người ở lại tiếp tục trao đổi, con thuyền và số người còn lại quay về chở chuyến khác.
Việc hay, tiện, hiệu quả sẽ được học tập làm theo nhanh chóng...
Thế là hình thành cái chợ đầu mối đầu tiên.., thế là dần dần hình thành tính chuyên nghiệp; chuyên gom, chuyên chở, chuyên bán...
Những điểm cao được tận dụng, cùng với bồi đắp của con sông, những người "Chuyên bán" định cư hẳn, làm nhà cửa vững chắc hơn và hình thành lớp người "Hà Nội gốc", Cũng có nghĩa, những cư dân gốc này, lúc đầu chỉ làm mỗi việc nhận hàng và bán hàng, nhận của miền xuôi, bán cho miền ngược và ngược lại.
Những khu bán hàng tập trung, tiền thân của các "phố hàng" Rươi, Muối, Mắm, khoai, tre... được hình thành.
Hàng hóa phát triển, buôn bán phát triển, những người thợ từ các đất nghề cũng đổ về lập xưởng chế biến và bán tại chỗ.., tiền thân của các "Phố nghề"; Rèn, Đúc, Kim hoàn...cũng được hình thành.
Tiếng "Kẻ chợ" có lẽ bắt nguồn từ đấy...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét