Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

CỘI NGUỒN CỦA NHỮNG THÓI HƯ, TẬT XẤU...!

MỐT
Mốt là gì nhỉ..? Có lẽ là một cách sống, hữu hình như cái quần cái áo, kiểu tóc, mẫu xe, kiểu nhà…, hay vô hình như cách cách nghĩ, cách ứng xử…
MỐT TỪ ĐÂU RA
Trước hết có những mốt do hoàn cảnh tạo ra, ví như thời chiến tranh, bao cấp, sản xuất chỉ đưa ra thị trường một loại dép nhựa Tiền phong là khả dĩ có thể đáp ứng một phần nhu cầu làm đẹp của thanh nhiên, thế là dép nhựa ấy thành mốt, Cửa hàng mậu dịch chỉ có mỗi loại vải Ka-rô mới nhập từ Tiệp khắc thế là thành mốt…
Trong xã hội có những người được nhiều người khác quan tâm, chú ý.., gọi là người nổi tiếng, người ta ngưỡng mộ và dẫu không chủ ý người ta vẫn theo cái cách ăn, mặc, hành xử của người nổi tiếng ấy mà tạo thành mốt.
Con nhớ những năm 70 của thế kỷ trước có cô ca sỹ da màu người Mỹ đến Hà Nội gặp gỡ và hát cho các phi công đang bị giam giữ trong nhà tù Hỏa Lò nghe, tình cảm của người nữ nghệ sỹ với các chiếm binh được đẩy lên tột đỉnh khi cô vừa ôm đàn, vừa hát và vừa .., khóc! Hình ảnh ấy được cơ quan tuyên truyền Hà Nội giới thiệu trong nhiều phim tài liệu chiếu khắp nước… Ngay lập tức, mốt tóc Giên Phôn Đa ra đời.
Câu “Thủ trưởng nào, phong trào ấy” được hiểu như thế nào..? Ngày nay ai cũng biết rằng ở các cơ quan thì thủ trưởng là những ông …Vua. Ông ấy thì gì, khoa học cơ bản hay thực hành? Tennis hay gol? Ca ra ô kê hay mát sa? Thì ông ấy sẽ tạo điều kiện cho môn ấy, thứ ấy phát triển thành … phong trào.
Theo tôi, hiểu như thế đúng nhưng không đủ.
Trong đời sống tinh thần của xã hội bao giờ cũng có số đông, tạo thành xu hướng (Mốt) trong tư tưởng, cách nghĩ, dẫn đến cách hành động.
Trước năm 75, cả Miền Bắc theo lý tưởng Cộng sản, tạo ra cách sống của “Con người mới XHCN” … chừng mực nào đó cũng có thể coi là “Mốt”. Người ta thấm nhuần và ra sức… “Phấn đấu”.
Đã gọi là phấn đấu thì phải có mục đích, đành rằng mục đích là CNXH và CNCS nhưng những thứ đó trừu tượng, người ta chỉ tưởng tượng ra chứ chưa ai nhìn thấy, sờ thấy nên người ta phải đặt ra cho mình những mục đích nhỏ hơn.
Bộ máy tuyên truyền đưa ra những tấm gương như Pa Ven cóc sa ghin, như anh Hồ Giáo … Tuy không nói ra nhưng ít người lấy những tấm gương ấy làm đích mà đích của những người phấn đấu trước hết là những danh hiệu như: Cá nhân xuất sắc, Lao động tiền tiến, Chiến sỹ thi đua…, Vào Đảng để rồi… làm thủ trưởng.., thủ trưởng cao hơn.. và cao hơn nữa.
Như vậy, cái đích của đa phần những người phấn đấu là “Làm thủ trưởng” và đương nhiên các Thủ trưởng là người nổi tiếng, là mẫu để người ta noi theo, từ mục đích phấn đấu đến hành vi, thói quen.
Thủ trưởng thì cũng là người cũng có những thói quen tốt và.. chưa tốt nhưng khi đã là thần tượng thì người thao … tất.
Trong chiến tranh và thời bao cấp, những cái “Chưa tốt” của thủ trưởng ít được lộ ra, trong thời bình và đặc biệt sau xóa bao cấp thì ngược lại.
Trong cơ quan, nơi công cộng có những chỗ quy định không được đỗ xe nhưng: “Riêng các thủ trưởng” lại đỗ được. Cách đây khoảng 5-6 tháng, tại cái làn xe trong cùng, trước cửa ra của sân bay Nội Bài, nơi có biển: “Không dừng xe quá 5 phút”, tôi đếm được 9 cái xe đỗ ở đó… Cả ngày. Những xe này do những hãng khác nhau sản xuất, màu và kích thước khác nhau nhưng có hai đặc điểm chung
1-Biển xanh
2-“Biển đẹp”, 7/9 xe ấy có tổng các con số kết thúc bằng số 9, hai chiếc còn lại là biển …”Tứ quý” 2222 và 6666. Không phải ai cũng đoán được chủ nhân của những chiếc xe ấy là ai. Xin thưa, không phải xe của người đứng đầu cấp quận-Huyện nào cũng có được những biển như vậy, phải là xe của thủ trưởng …. “Rất to”.
Như vậy, quy định là “Không quá 5 phút” nhưng “Riêng các thủ trưởng rất to” thì có thể để….”Cả ngày” thậm chí ..”Vài ngày”.
Khi đời sống tâm linh bị lạm dụng, ngoài việc nhiều thủ trưởng rất mê tín thậm chí cuồng tín đến mức dị đoan, bệnh hoạn thì còn một biểu hiện tệ hại nữa.
Ở những nơi thờ cúng thường có phần “Hậu cung”, nơi thiêng nhất ấy cũng thường được đóng cửa, người dân chỉ dâng lễ ở các ban thờ bên ngoài, thận trọng lắm thì mon men đến bên cửa mà vái vào nhưng… “Riêng các thủ trưởng” thì được vào hậu cung, được đứng sát bên tượng thánh mà xin cho Ngài dễ nghe.
Cứ như thế mà suy ra các việc khác, những cái “Riêng” của các thủ trưởng  
Những hành xử ấy không giới hạn ở cá nhân “Các thủ trưởng” mà còn dành cho cả “Người thân” của họ nữa.
Dân thường “Ngưỡng mộ” các thủ trưởng lắm và “Noi theo” các thủ trưởng nhanh lắm.. một cái mốt “Khác người” hình thành, câu cửa miệng: “Riêng tao…, riêng anh…, riêng ông … thì…!” rất có thể xuất phát từ đó. Tôi tin rằng ở những nơi, những xã hội “Công bằng hơn” không có câu ấy dù nước ấy là Cu Ba, Triều Tiên hay Mỹ, Pháp.
Người ta thích, khoái và tìm mọi cách để được làm những cái “Riêng..” những cái “Khác người” ấy dù là mất tiền hay mạo hiểm.
Người ta đút tiền cho mấy ông bà thủ từ để “Riêng tao được vào hậu cung…”.
Quán phở đông quá nhưng “Riêng mấy ông công an, nhà báo” thì không cần xếp hàng.
Mọi người đi xe máy ra đường phải đội mũ bảo hiểm nhưng “Riêng tao thì không cần…”, trước đèn đỏ, mọi người phải dừng lại những “ Riêng” mấy người lại có thể đèo ba bốn mà vẫn… đi được.
Cái thói quen, cái bệnh “Khác người”, “Ngược luật” hình thành và nhanh chóng loang rộng, thấm sâu vào đời sống xã hội… khó chữa lắm..!
Những kênh thông tin đại chúng cũng …”Cực kỳ quan trọng”, “Cực kỳ tác dụng” đối với đời sống xã hội.
Vừa mới xấu hổ nghe, xem chuyện người ở Hà Nội Dũng cảm trèo rào vào công viên nước Hồ Tây để tắm miễn phí thì lại nghe trên ra đi ô, hai người đàn ông sướng đến “phát rồ” kéo nhau đi uống 4 cốc bia “Khuyến mại” ở nhà hàng nọ.
Đành rằng quảng cáo, nhưng hễ mất tiền là được quảng cáo trên thông tin đại chúng “Thế nào cũng được” ư..? Chẳng đi, chẳng uống…, mới nghe đã thấy … xấu hổ!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét