Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

CÁN BỘ CỦA ĐẢNG-Dốt làm sao được..!

Nhiều người Việt ta vụng tính, ưa hình thức nhưng lại giàu ghen ghét, đố kỵ.
Điều này được thể hiện rõ nhất, dễ nhận biết nhất khi họ làm nhà. Đến bất cứ đâu từ trung tâm thủ đô Hà Nội, Sài Gòn hay một ngách nhỏ, xóm nhỏ hẻo lánh, nếu chú tâm quan sát ta đều dễ dàng nhận thấy nhưng ngôi nhà… không giống ai, chắc chắn là rất tốn kém vào những khoản rất vô lý, vô tác dụng và nhiều tác hại. Mục đính của chủ nhân không có gì khác là.. cho nó “oai”, cho nó … “Hơn người”, “Khác người” hoặc chí ít là … “Bằng người”.
Làm nhà là làm chỗ ở, chỗ sinh hoạt cho gia đình.
Khi kinh tế còn hạn hẹp thì chỉ cần che mưa, che nắng.., che khuất những sinh hoạt không muốn để người ngoài nhòm thấy.., chống trộm.., đón được gió lành, chắn được khí độc.., bố trí không gian nấu, ăn, vệ sinh, ngủ, học hành, làm việc sao cho hợp lý là được, đó cũng chính là cơ sở của thuật phong thủy.
Khi đã khá giả mới thêm yếu tố thẩm mỹ và khi đó, gia chủ cần có ít nhiều kiến thức và quan trọng hơn là chính kiến về thẩm mỹ.
Những ngôi nhà bé tý với chiều ngang có khi chỉ hơn ba mét, ba bề áp sát vào nhà khác, phần mặt tiền hơn ba mét ấy có khi chỉ được mở ra khoảng không chừng một mét, tức là con ngõ, con ngách.
Thực ra những kiến trúc như vậy chỉ hơn những khu “Tổ chuột” một tý. Ấy thế nhưng cái “mặt tiền” lại được vẽ vời, đắp điếm nhiều thứ, nào ban công, nào hoa văn, nào nét kẻ, nào ụ đắp…  Trên nóc, vì đã kín cả ba bề, vì thiếu tiền và cũng vì cần một chút khoảng không phơi phóng nhưng người ta lại đắp lên một cái vì kèo, mái giả… Cái giả ấy chỉ lừa được mắt ngắm ở đúng một góc trực diện. Cái mái tum thường được làm đủ kiểu chóp, nào hình tháp ép phen kiểu Pháp, nào khiểu Ba Tư, nhà thờ hồi giáo… hay không giống cái gì!
Những “Kiến trúc” ấy trước mắt là tốn của (Vốn đã không nhiều), tốn công, sau nữa thành những nơi chứa bụi nhem nhuốc thế là lâu lâu lại tốn thêm công dọn dẹp.
Khi làm những ban công, chủ nhân thường lập luận rằng sẽ là nơi ngắm cảnh, tập thể dục hít khí trời… nhưng khi sử dụng thì chả mấy ai, mấy lúc sử dụng như vậy, ngược lại nó trở thành nơi tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ con và đặc biệt trở thành nơi trung chuyển, nơi ẩn nấp cho bọn trộm.
Trong nội thất, không ít nhà làm cái toa lét rõ to, có cửa sổ thông ra khoảng không hiếm hoi trong khi chỗ học, chỗ ngủ của các con lại vừa chật trội vừa tối tăm. Trong nhà vệ sinh, nhiều người dí cái bệt sát tường đến nỗi khi đã tụt quần phải lựa tư thế rồi đánh ngoằng một cái chân mới có thể khép nép ngồi xuống mà .. khoái! Cái vai chạm vào tường, cái mặt úp vào tường thì.. khoái làm sao được..!
Đó là tính ưa hình thức và vụng tính toán.
Khi làm nhà người ta thường có tâm lý cố gắng làm .. cao hơn, nhô ra phía trước hơn những nhà xung quanh một tý, cầu kỳ hơn người một tý… tất nhiên không còn đủ trí tuệ và sự tỉnh táo để tính đến những “hợp lý” khi sử dụng..
Đó là tính đố kỵ ghen nghét, a dua, học đòi.
Hậu quả là tốn tiền vào những việc vô ích, khi sử dụng thì chỗ nào cũng bất hợp lý
               
Những người này khi làm cán bộ quản lý nhà nước thì những phẩm chất ấy, những hậu quả ấy được tăng lên gấp bội.

Những nhà văn hóa chỉ dùng để… nuôi nhện. Những sân vận động chỉ để… thả trâu. Những “Hội nghị” chi ngân sách hảng nhiều tỷ đồng mà ai ai cũng biết rằng… “Chả tích sự gì” .., những chợ, những trung tâm thương mại không ai vào mua nên không ai vào bán. Những “Cổng chào hoành tráng”, những nghĩa trang liệt sỹ cũng “hoành tráng quá mức” những trụ sở công quyền bề thế như cung Vua phủ Chúa… nhiều lắm…!
Trong khi trẻ con thiếu chỗ học, người ốm thiếu chỗ dưỡng bệnh, thanh niên không có chỗ chơi, trung niên không có chỗ tập thể dục… nhiều lắm..!!!

Chuyện sáng nay
Sáng nay 16/5 trời bỗng đổ cơn mưa, tôi cố dậy để hứng tí nước tưới cây (Tưới nước máy là chúng cây chết ngay), xong việc, mở VTV1 nghe “Chào buổi sáng” thấy cái phóng sự người ta đang dỡ bỏ những công trình cơi nới bên hành lang đường sắt. Có ba nhân vật được trả lời phỏng vấn.
1-Người phụ nữ (Áng chừng đại diện cho dân) với nét mặt đầy bức xúc nói: Chỉ có mỗi cái chợ, đi ra thì được, đi về thì không nên biết sai vẫn phải vi phạm.
2-Một ông (đại diện bên dự án), với vẻ mặt đần đần trả lời: Khi dự án đưa vào sử dụng mới phát hiện những bất cập nên chỉ nhắc nhở và chúng tôi cũng không có thẩm quyền sử phạt.
3-Ông đại diện chính quyền, mặt bóng nhẫy, hai mắt húp híp như người bị phù nói dài nhất nhưng.., đúng là .., “ngôn ngữ chính quyền”…, chả hiểu ông í nói gì…, chỉ nhớ rằng ông í dùng rất nhiều những từ thường thấy trong các “văn kiện hội nghị” như: Cương quyết…, quyết liệt.., tập trung.., dứt điểm.., vân vân và vân vân…

Lại nhớ cách đây mấy hôm, cũng trên VTV1 có phóng sự về một cái chợ nào đó ở Miền Nam, chợ cách khu dân vài trăm mét nhưng chỉ có một đường là … “ra chợ” chứ không có đường… “về chợ” bởi đoạn đường ấy là… một chiều…!
Một người dân (Nom cũng có vẻ cán bộ) nói.
-Tôi ra chợ mua mấy củ hành hết có 5 nghìn, khi về thì bị công an phạt..
Chả biết đi xe máy ngược chiều thì phạt bao nhiêu nhưng nếu đưa 50 nghìn liệu các chú í có nhận cho..?
Lạ thế đấy..!!
Các công trình dùng ngân sách nhà nước hay địa phương thì cũng phải như người ta xây nhà í chứ. Làm ở đâu cũng phải tính toán những ai sử dụng, sử dụng như thế nào chứ.
Hay cái “Trí khôn” của những người duyệt dự án đã dùng hết vào việc tính toán xem mình đút túi được bao nhiêu.., không còn đâu để mà dành cho chất lượng cùng khả năng hoạt động của công trình…???
Hay các cán bộ cũng .., dốt. Dốt như những người dân nghèo cố làm nhà cho “Hoành tráng” mà không quan tâm đến vợ con sử dụng thế nào…???

Không thể…! Không thể…! Cán bộ của Đảng.., Dốt làm sao được…!!!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét