Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

PHẬT TẠI TÂM (Tiếp và hết)

Bích thân mến!
Bây giờ ta trao đổi nốt những vấn đề còn lại
-Phật là gì, rồi thử nhìn xem người ta coi Phật là gì? Người ta đã sử dụng đạp Phật như thế nào...?
-Tại sao nói “PHẬT TẠI TÂM”...?
Bài trước đã giải quyết câu hỏi: Phật là gì...? Phật Tổ là một người, đạo Phật là dăn dạy..., là cách để con người thoát khỏi những ham muốn làm hại chính con người, hướng con người đến thiện.
Tôi không biết rằng, chính những người khai sinh ra đạo Phật hay những tín đồ sau đó, hay những người sử dụng, lợi dụng Đạo Phật đã dần thêu dệt, dựng lên tổ chức xã hội nhà phật với những thứ bậc, chức vị, những phương trời tọa lạc..., tất cả những điều ấy cũng có thể nhắm mục đích thuyết phục và chinh phục tín đồ.
Người dân, vốn có trình độ hiểu biết vũ trụ hạn chế..., niềm tin vào thế lực siêu nhân ở đâu cũng có...
Người dân vốn cực nhọc vất vả lại nghe nói Phật dẫn dắt qua miền khổ ải..., tới miền cực lạc..., lại càng dễ dàng nghe theo...
Không phải ngẫu nhiên mà cơ quan liên Hiệp Quốc lại coi tự do tín ngưỡng là vấn đề quan trọng. Đó là vì những người cầm quyền luôn có đối tác là dân chúng và họ nhanh chóng nhận ra rằng muốn nắm được dân chúng thì phải nắm được niềm tin của họ..., không phải chính quyền nào cũng làm được điều ấy nên chính quyền nói chung, đặc biệt là những chính quyền độc tài, nếu không lợi dụng được thì sẽ rất sợ tín ngưỡng.
Người chưa thực sự “Giác ngộ” sẽ thần thánh hóa Phật, người ta cho rằng Phật là đấng toàn năng, có thể ban phát cho người ta tất cả, từ quốc thái dân an đến... con lô, con đề.
Lịch sử xã hội đã chứng minh: Cứ khi nào nhà cầm quyền suy đồi, tham lam hưởng lạc, không quan tâm đến đời sống dân chúng thì hai thứ sẽ nổi lên đó là giặc giã và mê tín dị đoan. Giặc giã ở đây bao gồm trộm cướp, bè đảng chứ chưa nói đến những thế lực vùng lên hòng thay thế cầm quyền... và ngược lại, khi nào thấy trong xã hội nhiều giặc giã (Băng đảng, nhóm lợi ích, cướp giật, hãm hiếp...), thấy mê tin dị đoan..., ấy là lúc chính quyền mục nát.
Đạo Phật vào Việt Nam sớm hơn các Đạo du nhập khác nên từ lâu đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tín ngưỡng dân chúng cả nước.
Trong một bài viết tôi đã phân tích, đã phân biệt ba loại người đến chùa và trong các cảm nhận của bài trước, nhiều người đã nói đến ba loại ấy: Mê tín..., bán tín bán nghi..., và những người hiểu biết không mê tín, cũng có thể hiểu là: Mê muội, bán giác ngộ và giác ngộ..., ở đây, tôi chỉ nói đến những người mê muội, những người đến cửa Phật mà không biết, không hiểu Phật là gì.
Tôi cũng tạm chia họ ra ba dưới loại:
-Những người hiền lành, chăm chỉ làm lụng nhưng cứ bị xã hội phụ bạc hà hiếp, họ vùng vẫy đến đâu cũng không thoát được nghèo hèn, dốt nát... Họ đến cửa phật để cầu xin, để nương tựa và củng cố niềm tin.
-Những kẻ làm những nghề ít đạo đức (Buôn gian bán lận, làm và buôn bán hàng giả, thuốc phiện, cờ bạc, đĩ điếm ...) họ cũng đến cầu xin những thứ họ muốn (đôi người còn chút liêm sỉ thì cũng có thể ... đến để xám hối nhưng vẫn cầu xin cho làm ăn ... phát đạt)
-Những kẻ còn đồi bại hơn cả lưu manh trộm cắp, đó là những người có chức có quyền ra sức hà hiếp dân lành, cướp cơm của dân nghèo, làm băng hoại xã hội. Mức độ giác ngộ của họ quá thấp, ngược hẳn với độ cao của cái ghế họ đang được ngồi... Họ đến cửa phật để xin cho cái ghế..., cái cần câu cơm của họ được vững chãi..., thăng tiến (Và cũng đôi người còn chút liêm sỉ đến để rửa tâm hồn sau những việc làm đồi bại mà chỉ khi có chức quyền mới làm được). Nhóm này rất nguy hiểm vì cả trực tiếp và gián tiếp, họ có ảnh hưởng đến xã hội.
Nhóm này (Bao gồm cả ba dưới nhóm) mang đến và tạo ra những xô bồ nơi cửa Phật, họ khấn vái theo kiểu ... “Lấy được”, bạ đâu cũng khấn, cũng xin...
Từ khi có Đạo Phật, xã hội ta đã qua nhiều lần thăng trầm, tức là đã nhiều lần giặc giã, trộm cướp, mê tín dị đoan nổi lên...
Và cũng như bây giờ, những người có kiến thức, những người thực sự giác ngộ (thường ít vai trò trong xã hội) mới khuyên bảo những người có thể khuyên bảo được, rằng:
-Phật trong tâm ta ấy...!
Nghe theo lời Phật thì sống hướng thiện, tránh tà chứ đâu phải cứ lên chùa cúng lễ mới là ...
Cái nghĩa “Tu tại gia” cũng vậy..., mình hướng thiện, hướng vợ con, gia đình mình sống thiện... làm cho tâm Phật có trong mỗi người chứ đâu phải lập ban thờ Phật rồi tụng kinh gõ mõ mới là “Tu tại gia” đâu.
Nếu nói cho...”Đã” thì còn nhiều điều muốn lắm nhưng vấn đề Bích đặt ra “PHẬT TẠI TÂM”, mình chỉ trao đổi ngần ấy!
Chúc trong TÂM của Bích luôn có PHẬT...!

Nam mô a di đà phật...!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét