Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

PHẬT TẠI TÂM (Tiếp)

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất-đạt-đa (Sidharta) ở Ấn Độ, sinh năm 624 trước Công nguyên. Bất bình với đạo Bà-la-môn phân chia đẳng cấp trong xã hội và kỳ thị màu da, gây ra bao nỗi đau khổ cho muôn dân, nên Tất-đạt-đa đã sáng lập ra một tôn giáo mới. Từ đó, người ta gọi Ngài là Thích Ca Mầu Ni (Sakia Muni), tức là Phật Tổ. Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất-đạt-đa (Sidharta) ở Ấn Độ, sinh năm 624 trước Công nguyên. Bất bình với đạo Bà-la-môn phân chia đẳng cấp trong xã hội và kỳ thị màu da, gây ra bao nỗi đau khổ cho muôn dân, nên Tất-đạt-đa đã sáng lập ra một tôn giáo mới. Từ đó, người ta gọi Ngài là Thích Ca Mầu Ni (Sakia Muni), tức là Phật Tổ.
=-=-=-=
Cảm ơn Bích!                          
Như vậy, không cần phải kể thêm những hiểu biết về phật tổ và đạo Phật nữa nhé, ta thống nhất mấy điều.
-Phật tổ cũng là một con người như chúng ta, khác là Ngài ngộ ra được những ham muốn của loài người đã làm khổ loài người.
-Ngài đã nghĩ ra những điều răn dạy loài người hướng thiện gọi là Đạo Phật (Anh em mình không thể và cũng không cần nói chi tiết)
Những điều truyền lại rằng Phật tổ đã tu như thế nào, đắc đạo ra sao... không có cơ sở và anh không tin.
Những lý thuyết về mấy phương Phật ở trên trời anh cũng ... không tin, gốc của người Việt ở Bắc bộ là đạo Mẫu, cũng như Đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Khổng... và những sản phẩm trí tuệ con người khác đều do con người nghĩ ra để phục vụ mục đích của con người thôi... không có những Phật tổ, Phật Bà đi mây về gió đâu, Cõi Niết bàn cũng chỉ thấy trong trí tưởng tượng của con người thôi.
Thứ tư tưởng nào, muốn truyền bá rộng rãi, muốn người ta dễ tin và dễ theo, dễ trung thành đều pha chút huyền bí vào mà thôi.
Vì là sản phẩm của con người mà một người không thể sống mãi để dẫn dắt nên cũng giống như Quốc tế cộng sản, sau khi ông Mác hình thành cũng có trường phái này trường phái khác... và khi lan đến Đông Dương cũng thay đổi, cũng chịu ảnh hưởng của cá nhân mà Hồ Chí Minh thống thất được..., Đạo phật cũng phân hóa thành những môn phái khác nhau (Ta cũng không chi tiết những Đại, Tiểu thừa làm gì).
Nhưng, như Bích đã biết, Đạo Phật từ Ấn Độ, Nê Pan vào Việt Nam theo hai đường, qua Trung Quốc để vào Miền Bắc, qua những Miến Điện, Thái Lan, Căm Pu Chia để vào Miền Nam nên từ nội dung đến hình thức đạo Phật ở hai miền ít nhiều khác nhau (Cũng không bàn cụ thể làm gì)
Nhân chuyện truyền đạo, nói một tý về “Tây du ký”
Người Trung Quốc rất ... “Thâm”, câu chuyện (Giờ có cả bộ phim) khi theo dõi, từ người già đến trẻ con đều ... khoái, khoái từ đầu đến cuối..., thế nên không cần suy nghĩ mệt đầu mà tư tưởng, ý đồ người viết tự ăn vào đầu người đọc, người xem..
Trong đó có đại diện của ác, thiện, chính tà, các tầng lớp các giai cấp trong xã hội cùng những bản chất... Cuối cùng, tác giả rất khôn khéo đưa câu chuyện “Cái bát tộ” biến thành “Đồ hối lộ” ở cửa Phật để bày tỏ quan điểm của mình một cách kín đáo, hấp dẫn nhưng cũng rất rõ ràng.
Nhân vật chính, Tôn Ngộ Không chính là đại diện của người dân (Ngày ấy, dân cũng có nghĩa là nông dân)... Dân làm nên mọi điều, không có dân thì không ai được việc gì nhưng người dân luôn bị kìm kẹp, ngược đãi.. nếu trong hoàn cảnh nào đó mà vùng vậy thì quá lắm cũng chỉ được làm cái chức... “Bật mã ôn” mà thôi...

Cứ như thế ta suy ra những nhân vật đại diện cho các giai cấp, thói, tính khác của xã hội loài người...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét