Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

VÀI ĐIỀU VỀ CÁCH SỐNG VỚI MẸ GIÀ...!

Mẹ già chậm, yếu, khó tính, lẫn…. báo hiếu thế nào...? Thử bàn đôi chút xem sao.

Một vài đặc điểm.
  1. Nói chung thì già là lạc hậu: Những nếp sống cách nghĩ cũ đã in đậm trong trí não, khó lòng thay đổi, sức tiếp thu và điều kiện tiếp thu lối sống cách nghĩ mới đều kém.
  2. Mỗi người đều có cá tính. Những cá tính của người già hay được con cái nhắc đến là; Bảo thủ, khó tính, cửa quyền, hà tiện. Những đức tính ấy kết hợp với bản năng lo lắng cho con tạo nên mâu thuẫn Mẹ chồng-Nàng dâu…. nhưng bù lại.
  3. Mẹ nào cũng nhất mực thương con, luôn luôn lo lắng dù con đã trưởng thành đến đâu, làm đến chức gì, có bao nhiêu của chăng nữa. Nếu nhà nào không thấy điều đó, tức là mẹ không thương, không lo cho con nữa thì cần xem lại con cái.
 Mẹ già sợ những gì …? (Đương nhiên, ngược lại sẽ là thích gì …?)
  1. Cảm giác lạc hậu, cách biệt với xã hội. Cần nhớ rằng, khi các cụ ngồi tâm sự với nhau, cảm giác ấy không được vơi đi,có khi còn đầy thêm.
  2. Cảm giác sống vô ích. Còn gì đau đau khổ hơn khi thấy sự sống của mình không còn tác dụng gì thậm chí như gánh nặng cho con cái.
  3. Cảm giác của người ở nhờ, sống nhờ. Nếu để ý đến tinh thần của một bà mẹ khi sống với con cháu ở “Nhà của mình” và khi “Ở nhà của con cái” sẽ hiểu tâm lý này. Khi ở nhờ, mọi tính chủ động sẽ giảm hoặc mất đi.
  4. Không có tài chính. Đừng nghĩ “Mẹ không cần tiền” và cũng đừng nghĩ “Cứ đưa tiền cho bà là được”. Mẹ cần tiền để; Phòng thân, để chủ động sinh hoạt, để giúp đỡ, thưởng cho con cháu, để vơi đi cảm giác lệ thuộc.

Một số cách báo hiếu thông thường.
  1. Không để mẹ phải làm gì, chỉ ngồi chơi
  2. Mua nhiều quần áo đẹp, đông ấm, hè mát.
  3. Mua nhiều thức ăn ngon và bổ dưỡng, đường, sữa, bánh, kẹo, thuốc bổ để mẹ muốn dùng lúc nào cũng được.
  4. Giường, đệm, bàn, ghế các phương tiện nghe nhìn hiện đại
  5. Sẵn sàng đưa mẹ đi chơi, thăm hỏi bà con. Không để (không cho) mẹ đi đâu một mình.
                             
Những điều nên nhưng ít được làm:
  1. Xóa cảm giác lạc hậu. Trong bữa ăn, lúc ngồi nghỉ, nên nói chuyện gia đình, hỏi, lắng nghe ý kiến của mẹ, cùng phân tích nhẹ nhàng, (Tùy từng mức độ mà giấu đi những điều không cần thiết hay quá sức của mẹ). Những thay đổi ngoài xã hội cũng cần để mẹ biết qua những câu chuyện ấy, thậm chí những hiện tượng bất thường ngoài xã hội như; một tai nạn, những hay dở của một sự kiện, những trào lưu…cũng nên được kể, đàm đạo ở sinh hoạt gia đình, trong đó có mẹ.
  2. Những quyết định lớn trong gia đình (Học tập, nghề nghiệp, biểu hiện tốt xấu của các thành viên, quan hệ bạn bè, hôn nhân…) nên tranh thủ bàn và xin ý kiến của mẹ, nếu quyết định đã có cũng nên giấu đi. Những khó khăn thuận lợi trong cuộc sống, công việc cũng nên chia sẻ với mẹ (Có thể dấu đi những bế tắc làm mẹ buồn). 
  3. Tạo cảm giác hữu ích: Có khi phải tạo ra sự vội vã vất vả rồi nhờ mẹ nhặt cho mớ rau, lau hộ cái bàn, quét cho cái nhà (Dẫu sau đó phải làm lại), lý tưởng nhất là có một việc gì đó nhẹ nhàng mà tạo ra kinh tế (Dù rất ít)…  các con, cháu xin tiền khi có việc lớn ...   Mục đích là tạo cho mẹ cảm giác còn giá trị với con cháu, đồng thời lao động hợp lý sẽ làm chậm lại thoái hóa.
  4. Tạo sự gần gũi. Trước hết là các con đẻ, rồi đến dâu-rể và các cháu lần lượt, thay nhau ngồi, nằm với bà, các con nhắc những chuyện êm đềm khi xưa, các dâu rể nói chuyện nếp sống hai gia đình (Không nề hà tranh luận đúng sai nhưng cuối cùng nếu mẹ không  chịu thì mình phải chịu thôi), các cháu “Vòi” bà kể chuyện hay kể những chuyện mà bà chưa biết (Thần thoại Hy Lạp, chuyện cổ Âu châu…). Những lúc được con cháu ôm ấp hay ôm ấp con cháu là vô cùng quý đối với một Mẹ già. (Lưu ý: Người già có thể có mùi khó ngửi nhưng trước hết hãy tự trách mình để mẹ không sạch, hãy nghĩ đến lúc ta còn sơ sinh cũng tanh và hôi lắm và…, một lúc quen ngay ấy mà!)
  5. Vấn đề tài chính. Nếu mẹ đã lẫn thì khéo tạo một khoản (Phải là của bà; ví như bán cái gì đó của nhà được giá “Bất ngờ” (thực ra là cho đồng nát), họ hàng ở nước ngoài “Gửi biếu" …) gửi ngân hàng rồi lâu lâu trình vốn lãi để bà biết. Nếu mẹ còn tỉnh táo nên đưa mẹ một khoản nói rằng; “Để mẹ dùng vào việc gì cũng được và nếu không dùng đến thì mẹ cất hộ, khi nào cần con lại xin”. Tất nhiên, có cách theo dõi nếu cần. Như vậy, vừa tạo cảm giác còn tác dụng, cảm giác chủ động tài chính của mẹ vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo.
  6. Khi bố mẹ đã già, nên thống nhất sử dụng tài sản thừa kế, có thể viết thành văn bản nhưng nếu có thể thì chưa nên ký và công khai trước pháp luật. Như thế người già vẫn có cảm giác sống trong “Nhà của mình”, không phải “Sống nhờ” trong nhà “Đã thành của con”.
Những điều nên tránh
  1. Nói, hành động thể hiện rằng mẹ đã quá già, lẩm cẩm, lạc hậu…
  2. Dấu nửa vời. Những biểu hiện trên nét mặt, đóng cửa bàn bạc trong phòng riêng sẽ không dấu được mà chỉ tạo những cảm giác tiêu cực cho mẹ (Lo lắng, vô giá trị, bị con để ngoài cuộc)
  3. Để mẹ ăn riêng, dù là ăn những thứ ngon nhất. Nếu vì điều kiện thời gian mẹ đã ăn trước thì trong bữa cơm vẫn cần mời mẹ ngồi bên ăn thêm, uống nước, ăn trầu cùng nói chuyện. Người già ăn, uống dễ bị sặc, răng đã rụng phần nào… các cháu khó thiện cảm…, khắc phục điều đó là trách nhiệm của các con và là cả một nghệ thuật. Lúc đó cần tự hỏi: Khi mình còn đỏ hỏn, mẹ đã làm những gì? Và cần giải thích rõ cho các cháu hiểu điều đó.
Tạm kể hai chuyện để cùng suy ngẫm
Chuyện thứ nhất:
Nhà tôi số 50, bên số 48 có cụ chừng 90 tuổi, đi lại còn nhanh nhẹn lắm. Tình cờ tôi thấy cụ đeo cái thẻ, nhìn vào mới biết, thẻ ghi địa chỉ, số điện thoại và lời cảm ơn người đưa cụ về hay gọi điện cho con cháu. Thế rồi vài lần tôi thấy cụ bên đống rác nhặt túi nilon, vỏ lon…
Nói chuyện với anh con trai (Cũng chạc tuổi tôi), anh ta phàn nàn nhiều thứ nhưng tôi biết, anh ta là một người con có hiếu, nửa đùa nửa thật, tôi bày cách.
-Ông trộn 1 phần đỗ đen vào 3 phần đỗ xanh, tối đến, cả nhà ngồi nhặt (Phải làm như thật và chỉ riêng vợ chồng ông biết), nói rằng nhận được việc này ở công ty gì đó để thêm tiền sinh hoạt, sáng mai đi làm cứ để đấy…, thể nào bà cũng nhặt cho mà xem.
Nói thế rồi tôi cũng quên, dạo này cứ thấy bà cụ ngồi mải mê nhặt, đôi khi còn “vừa làm vừa hát” nữa chứ, tò mò nhòm vào thấy đỗ xanh đỗ đen tôi mới nhớ ra câu chuyện hôm nào… Hề hề! Phương pháp tỏ ra … hữu hiệu ra phết! Ít nhất thì bà cũng đỡ đi lang thang rồi không nhớ đường về, tinh thần vui vẻ hẳn lên, không đi “Bới rác” nữa!

 photo BLatildeo4_zps58125341.jpg
Bà cụ đang nhặt đậu
 photo BLatildeo3_zpsa9a11c40.jpg
Bà ơi! Ngẩng đầu lên cho cháu xin tấm ảnh nào!
 photo BLatildeo1_zps5a03729b.jpg
-Bác chụp làm gì thế!
Hôm nay không đeo thẻ mà có miếng giấy bên ngực trái, chắc tại áo bông to quá!
Chuyện thứ hai:
Tôi có thằng em họ xa, một tối, vợ chồng nó đến nhờ vợ tôi chuyện gì đó …, sau vài câu chào hỏi xã giao tôi ra ngồi vỉa hè uống nước, không thích những chuyện xin xỏ, chạy chọt của chúng nó. Lát sau thằng chồng ra ngồi cùng, tôi hỏi thăm về cô (Mẹ nó), vài câu đã thấy… không ổn, tôi hỏi tiếp.
-Thế bà ăn chung hay ăn riêng?
-Em để bà ăn trước.
-Sao lại thế...?
-Các cháu nó ghê… bà bẩn!
Tôi bật dậy, chỉ mắt nó rồi bỏ vào nhà.
-Mày không bằng con chó! Tao không thể nói chuyện với mày được nữa…!
Nó chạy theo trình bày, xin lỗi, tôi mới nổi đóa lên cả với hai cô vợ.
-Sao ngày xưa, mẹ mày ở ngoài đồng về, chưa đánh răng xúc miệng đã nhá cơm nhè vào mồm, chúng mày đớp nhanh thế …! Ai rửa cứt đái cho chúng mày để bây giờ chúng mày chê bẩn…, con chúng mày chê thì chúng mày sợ à…! Cho chúng nó nhịn…! Khi chưa thay đổi thì đừng bao giờ nhìn mặt tao nữa…! Tao không cần cái loại em như thế…!

Hì hì! Hôm tết đến nhà, chị nó thì thầm vào tai tôi, “Anh mắng nó hả…! Thay đổi nhiều lắm anh ạ….!
Hì hì…! Tôi mừng….! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét